Luật sư Anh: Ukraine trì hoãn hợp tác với EU, "cái kết trả giá bằng máu"

ANTĐ - Kể từ cuộc bạo loạn ở Quảng trường Maidan, thủ đô Kiev, Ukraine đã chính thức bước vào một vòng luẩn quẩn của sự chết chóc. Hơn 3.000 người đã thiệt mạng trong cuộc xung đột kéo dài 5 tháng. Luật sư người Anh Alexander Mercouris cho rằng, đây là một cái giá quá đắt mà Ukraine phải trả cho sự thiếu lập trường của những người thực hiện bạo loạn trước quyết định lịch sử của ông Yanukovych.

Báo ANTĐ xin trích đăng bài viết của luật sư Alexander Mercouris trên tờ Ria Novosti hôm 23/9 về ý kiến này:

“Cuộc khủng hoảng hiện tại ở Ukraine bắt đầu vào ngày 21/11/2013, khi Viktor Yanukovych, Tổng thống dân cử của Ukraine, đã quyết định hoãn việc ký kết một thỏa thuận liên kết với EU để có thời gian cho các cuộc đàm phán với Nga.

Ông Yanukovych đã đúng. Tôi có thể nói điều này chắc chắn đúng cho đến tận bây giờ. Sau tất cả, Tổng thống Ukraine hiện nay, ông Petro Poroshenko cũng chỉ thực hiện cơ bản về một điều tương tự như vậy. 

Hôm 12/9, ông Poroshenko đã ký thỏa thuận về sự gia nhập hiệp ước thương mại tự do của Kiev với EU và quốc hội Ukraine đã phê chuẩn điều này. Nhưng ông đã quyết định hoãn nó đến năm 2016, để có thời gian cho các cuộc đàm phán với Nga. Các cuộc đàm phán giữa Nga, Ukraine và EU được Cựu tổng thống Yanukovych lên kế hoạch vào tháng 11 năm nay, cuối cùng bắt đầu vào tháng 8 tại Minsk.

Mặc dù ông Yanukovych đã làm đúng, nhưng các đối thủ của ông đã “tức giận”. Vào ngày 21/11/2013, họ chiếm đóng quảng trường chính ở Kiev, bỏ qua lệnh của tòa án, họ khăng khăng đòi biểu tình ở đó. Ngày 30/11, những người biểu tình đã tham gia vào một cuộc chiến với cảnh sát. 

Những ngày sau đó, các cuộc bạo loạn tiếp tục xảy ra dữ dội hơn, khi hàng ngàn người biểu tình tấn công các tòa nhà công cộng, chiến đấu trên đường phố và sử dụng vũ khí. Họ từ chối thành lập chính phủ liên minh và lật đổ Tổng thống Yanukovych.

Tổng thống Poroshenko cũng phải trì hoãn hiệp ước thương mại với EU vào năm 2016,
để có thời gian đàm phán với Nga

Sau khi lật đổ ông Yanukovych, nhóm phế truất tiếp tục các hành động một cách kiên quyết hơn. Họ đã thành lập một "chính phủ đoàn kết dân tộc", cố gắng để bãi bỏ một đạo luật cho tình trạng chính thức nói tiếng Nga ở Ukraine, sa thải các thẩm phán của Tòa án Hiến pháp, đưa ra cuộc thanh trừng các quan chức, bãi bỏ một chính sách trung lập trước đây của Ukraine, sắp xếp lại chính trị hướng Kiev về NATO và phương Tây nhằm chống lại Nga. Những người ủng hộ cựu Tổng thống Yanukovych đã bị đánh đập và đe dọa. Báo chí và các đài truyền hình cũng bị đe dọa, chương trình phát sóng từ Nga đã bị chặn.

Khi người dân trong khu vực phản đối hiến pháp và tìm kiếm biện pháp bảo vệ cũng gặp những phản ứng kiên quyết như vậy, các cuộc đàm phán đã bị từ chối. Vào ngày 2/5/2014 hàng trăm người đã bị chết cháy trong Odessa. 7 ngày sau, nhiều người tiếp tục bị bắn ở Mariupol. Các cuộc pháo kích liên tiếp nổ ra tại các khu dân cư, vi phạm thỏa thuận ngừng bắn. Hàng nghìn người đã thiệt mạng, một khu vực bị tàn phá nặng nề, máu của dân thường đã đổ trên đất Ukraine.

Kết quả thật là bi thảm. Trong khi hòa bình và ổn định đất nước đang ở trong tình trạng gần như sụp đổ, Crimea đã ly khai. Một cuộc chiến tranh dân sự không cần thiết đã dẫn đến sự thất bại. Nga đã đối kháng, khí đốt của Nga bị cắt, than ở Donbas bị ngăn chặn. Nền kinh tế Ukraine đang rơi suy giảm trầm trọng, sản xuất giảm mạnh, đồng tiền mất chỗ đứng, dự trữ ngoại hối và nền tài chính sụp đổ dần. Tệ hơn hết, Ukraine hiện nay sẽ không thể đưa ra một kịch bản thảm khốc hơn tương xứng với nguyên nhân giả định khi hoãn các thỏa thuận liên kết EU. Mà thực ra các thỏa thuận ấy đến bây giờ vẫn bị hoãn lại dưới thời cầm quyền của ông Poroshenko.

Mặc dù, tình hình căng thẳng hiện tại ở Ukraine đã thuyên giảm. Kiev đã chính thức công nhận chế độ tự trị đặc biệt cho Donetsk và Lugansk, lệnh ngừng bắn hai bên đang được thực hiện. Tuy nhiên, với tất cả những gì đã xảy ra đối với Ukraine thời gian vừa qua, có thể nói rằng Ukraine đã phải trả một cái giá khủng khiếp – một cái giá bằng máu của hơn 3.000 người  cho một quyết định lịch sử: trì hoãn hợp tác với EU.