
Các thành viên của cơ quan soạn thảo hiến pháp Libya
Trong một buổi nói chuyện ngắn gọn với phóng viên của hãng tin Reuters, Mohamed Al-Tumi - một thành viên của ủy ban này đến từ thủ đô Tripoli cho biết: "Hiến pháp sẽ được hoàn thành trong 8 tháng”.
Libya đang rất cần một chính phủ và hệ thống các quy tắc hữu hiệu để có thể tập trung vào xây dựng lại các khu vực bị tàn phá trong các chiến dịch của NATO hậu thuẫn chống lại Gaddafi.
Cơ quan yêu cầu có 60 thành viên nhưng bạo lực ở Derna, một điểm nóng Hồi giáo ở phía đông nước này, và một số khu vực phía Nam đã khiến quốc hội không thể tổ chức bầu cử. Các dân tộc thiểu số vùng Amazigh hay Berber cũng tẩy chay các ủy ban để đòi hỏi các quyền lợi trước những biến động hấp dẫn các nhà sản xuất dầu mỏ lớn.
"Cuộc bầu cử đã không được hoàn thành khi bất cứ ai cũng có thể thách thức công việc của các ủy ban bằng một đơn thỉnh cầu lên tòa án hiến pháp", Tawfiq al-Shahaibi, một nhà lập pháp trước đây cho biết.
Libya sử dụng mô hình tương tự cho các ủy ban soạn thảo hiến pháp đã được thực hiện khi đất nước có chế độ quân chủ độc lập, được thành lập trong năm 1951.
Các tác giả của hiến pháp mới sẽ cần phải đưa vào hiến pháp sự quyết liệt của chính trị và bộ lạc, cũng như nhu cầu về quyền tự chủ nhiều hơn cho phía đông, khi hệ thống chính trị Libya được quyết định áp dụng. Dự thảo của họ sẽ được trưng cầu dân ý.
Quốc hội của Libya đã thông qua nghị quyết vào cuối năm ngoái tuyên bố Libya là một quốc gia Hồi giáo và sự ràng buộc của pháp luật nước này là các bộ luật và đạo đức Hồi giáo Sharia.