Không quân Nga hoạt động tích cực ở Bắc Cực

Các máy bay ném bom chiến lược của Không quân Nga đã luyện tập đánh các mục tiêu trên mặt đất và mặt biển.
>> Ảnh đẹp về các máy bay ném bom chiến lược của Nga (kỳ 1) >> Ảnh đẹp về các máy bay ném bom chiến lược của Nga (kỳ 2) >> Ảnh 'xe tăng bay' Su-34 đẹp ngỡ ngàng

>> Ảnh đẹp về các máy bay ném bom chiến lược của Nga (kỳ 1)
>> Ảnh đẹp về các máy bay ném bom chiến lược của Nga (kỳ 2)
>>
Ảnh 'xe tăng bay' Su-34 đẹp ngỡ ngàng

(ĐVO) Các chuyến bay huấn luyện của không quân tầm xa Nga ở Bắc Cực năm nay đã tăng lên hàng chục lần.

Sở chỉ huy căn cứ không quân Engles thông báo với Izvestia, suốt một tuần trong tháng 9/2012, hai máy bay Tu-160 đã bay đến khu vực Bắc cực. Tại đó chúng đã luyện tập tấn công mục tiêu trên mặt đất bằng tên lửa có cánh Kh-555.

Để làm việc đó, các máy bay đã tạm thời chuyển từ căn cứ ở thành phố Engles đến sân bay Olenegorsk ở tỉnh Murmansk.

Nguồn tin của Izvestia nhấn mạnh, không có việc phóng tên lửa thật và các kíp bay đã hoàn thành mọi nhiệm vụ.

Ông này báo tin: “Chúng tôi đã bắt đầu tuần tiễu vùng biển Bắc Băng Dương từ 2007. Chúng tôi cũng bay ở Đại Tây Dương. Còn năm 2012, ngoài tuần tiễu, chúng tôi đã lại luyện tập đánh vào mục tiêu trên bề mặt. Nghĩa là chúng tôi tập nắm vững vùng Cực một cách có chủ đích, vùng này đã trở thành hướng chủ yếu của chúng tôi”. Cũng theo vị này, tham gia vào các chuyến bay có cả các máy bay Tu-160, Tu-95MS.

Cho đến năm 2012, các máy bay ném bom của Nga xuất hiện trên vùng Cực chỉ để luyện tập dẫn đường. Sự xuất hiện dồn dập của không quân tầm xa trên các vĩ độ cao đã bắt đầu từ tháng 4/2012, khi cả chục “chú gấu” (Tu- 95MS) đã chuyển đến các sân bay Tixi và Anadyr và trong một tuần lễ đã tiêu diệt các mục tiêu huấn luyện ở vùng Bắc Cực và trên Thái Bình Dương.

Đại diện bộ chỉ huy không quân tầm xa của Không quân Nga tuyên bố với Izvestia, tất cả các chuyến bay của các máy bay chiến lược đều là theo kế hoạch và không có ý định nắm chắc mục tiêu nào cả.

Ở bộ chỉ huy không quân tầm xa, người ta giải thích: “Đơn giản là trước đây chúng tôi không bay đến đó vì không đủ xăng dầu, thiếu máy bay và các tổ bay đã qua huấn luyện. Đến nay các vấn đề này đã được khắc phục. Ngoài ra, các máy bay đã được lắp hệ thống dẫn đường mới trên cơ sở GLONASS”.

Các chuyến bay ở Bắc Cực phức tạp hơn so với vùng nằm ở phía Nam do gần với cực từ, các múi giờ cũng bị “nén” lại và phong cảnh mặt đất đơn điệu loại bỏ việc định hướng bằng mắt thường.

Các thiết bị đo lường GLONASS tạo nhiều thuận lợi cho các chuyến bay ở khu vực này.

Hiện trong nhiệm vụ bay của các phi công ở căn cứ Engles có các địa danh như hồ Onega, Đất Mới, đảo Graham Bell, Bắc Cực, Tixi hoặc Anadyr và tiếp là trở về qua Chelyabinsk.

Đại diện bộ chỉ huy không quân tầm xa bổ sung thêm: “5 năm qua chúng tôi đã nắm khá tốt tại Đại Tây Dương và phần trung tâm Thái Bình Dương, còn Bắc Cực và eo biển Bering thì chưa được như vậy. Do đó sự tích cực hiện nay của “các máy bay tầm xa” là theo kế hoạch”.

Khắp nơi, ở đâu điều đó là có thể làm được, máy bay tiêm kích của các nước NATO “dính” sát vào các máy bay ném bom Nga, đặc biệt là người Nauy, Anh và Mỹ. Ở vùng Alaska các máy bay thế hệ thứ năm F-22 Raptor hộ tống các phi công của Nga.

Phó tổng biên tập Tạp chí Hàng không Vzlyet, Vladimir Shcherbakov nói, đối với các máy bay ném bom chiến lược đối thủ tiềm tàng vẫn như cũ – Mỹ.

Để đánh vào đối thủ này chỉ có ba khu vực xuất phát: Bắc Đại Tây Dương (tấn công bờ biển phía Đông), vùng trung tâm Thái Bình Dương (tấn công bờ biển phía Tây) và Bắc Cực (tiêu diệt Alaska và các bang phía Bắc).

Ông Shcherbakov nói: “Thêm vào đó các chuyến bay ở các vĩ độ cực Bắc hoàn toàn phù hợp với chiến lược chung bảo vệ vùng này mà Nga đang chuẩn bị”.

Không quân tầm xa đã khôi phục hoạt động tích cực từ tháng 8/2007 theo chỉ thị trực tiếp của tổng thống Vladimir Putin.

>> Diện mạo Không quân Nga vào năm 2020
>> Nga điều Su-27SM3 tới sát NATO
>> Nga hiện đại hóa lực lượng không quân

Nguyễn Vũ (theo Izvestia)