- [Infographic] Để "kẻ hủy diệt" A-10 phải nằm đất, Thủy quân lục chiến Mỹ đang tự bắn vào chân mình
- [Infographic] Thổ Nhĩ Kỳ mang cả tăng từ thời chiến tranh Việt Nam vào Syria đối đầu người Kurd
- [Infographic] Đi sau nhưng về trước, Myanmar trang bị Su-30SME,"ông vua dòng Su-30" Nga?
Trang Army Recognition dẫn tuyên bố của ông Sergei Shoigu hôm 23-1 trong chuyến thăm một số nước Đông Nam Á cho biết, Nga sẽ chuyển giao hệ thống S-400 đầu tiên cho Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 3-2020, như vậy chậm hơn 1 năm so với thời hạn dự tính trước đây.
Hợp đồng cung cấp hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga đưa Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành nước thành viên thứ hai của NATO mua các hệ thống phòng không tầm cao của Nga. Cho đến gần đây, Hy Lạp là thành viên duy nhất của NATO đang vận hành hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1 - phiên bản trước của S-400. "Các nước khác, bao gồm cả Trung Đông và Đông Nam Á, đã cho thấy sự quan tâm đến việc mua các hệ thống S-400", ông Shoigu cho biết.
![]() |
Hệ thống S-400 do Nga sản xuất |
Để đạt được thỏa thuận mang tính lịch sử với Nga, Thổ Nhĩ Kỳ đã vượt qua hàng loạt khó khăn, ngăn cản, đe dọa trừng phạt của NATO và Mỹ. Ankara đã từng liên hệ với NATO để mua các hệ thống phòng không. Tuy nhiên, Mỹ đã không bán mà chỉ đồng ý đưa các hệ thống này đến đặt trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ để làm cái ô che chở của khối cho nước này. Sau đó, vì lý do chính trị, Mỹ và Đức đã thu hồi các tổ hợp Patriot để làm con bài gây áp lực chính trị với chính quyền của ông Erdogan. Không chịu khuất phục điều này, ngay lập tức Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm đến Nga để mua hệ thống phòng không S-400.
Tuy nhiên niềm vui của Thổ Nhĩ Kỳ chưa kéo dài, thì mới đây các chuyên gia Nga cho biết, S-400 bán cho Thổ Nhĩ Kỳ chỉ là phiên bản rút gọn, sẽ không có những tính năng đỉnh cao như phiên bản gốc. Nhiều chuyên gia cho rằng, với phiên bản rút gọn, S-400 chỉ nhỉnh hơn S-300, thậm chí ngang hàng với hệ thống Patriot phiên bản cải tiến mới nhất do Mỹ sản xuất.
Trong bối cảnh hiện tại, Thổ Nhĩ Kỳ dù muốn dù không cũng phải bằng lòng với điều này dù họ vẫn muốn một phiên bản đầy đủ của S-400, chứ không phải là phiên bản rút gọn.
Về phần Nga khi quyết định bán S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ, họ cũng thừa hiểu rằng, NATO sẽ tìm cách tiếp cận để nghiên cứu S-400 nhằm đưa ra phương án đối phó. Nếu để một phiên bản S-400 quá nhiều tính năng, Nga sẽ là nước thiệt hại nhiều nhất. Việc mua phải S-400 giá cao nhưng bị cắt bớt tính năng, nay lại thêm độ trễ của hợp đồng khiến Ankara đang phải "ngậm bồ hòn làm ngọt".
![]() |