- Mỹ không kích xe ô tô chở nhiều kẻ đánh bom liều chết tại Kabul
- Anh chính thức chấm dứt chiến dịch quân sự tại Afghanistan
- Nhật Bản cân nhắc tiêm kết hợp vaccine ngừa Covid-19
Theo IAEA, các dấu hiệu cho thấy lò phản ứng hạt nhân công suất 5 megawatt của Triều Tiên đã hoạt động lại lần đầu tiên được phát hiện vào cuối năm 2018. Kể từ đầu tháng 7-2021, đã có nhiều manh mối khác, bao gồm sự xuất hiện của hệ thống nước làm mát, trùng hợp với dấu hiệu này.
Chủ tịch Viện nghiên cứu khoa học và an ninh quốc tế, ông David Albright cho biết, plutonium có thể giúp Triều Tiên tạo ra các đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ để lắp trên các tên lửa đạn đạo của nước này. Mặc dù thông tin tình báo về Triều Tiên rất hạn chế nhưng ông phán đoán rằng, nước này có thể tạo ra 4 đến 6 quả bom hạt nhân mỗi năm.
Đàm phán hạt nhân Triều Tiên vẫn bế tắc trong 2 năm qua |
Một quan chức Mỹ cho biết, báo cáo của IAEA cho thấy sự cần thiết của đối thoại và ngoại giao với Triều Tiên ngay lúc này.
IAEA đã không có cơ hội tiếp cận với các cơ sở hạt nhân của Triều Tiên khi Bình Nhưỡng trục xuất hết quan sát viên quốc tế vào năm 2009. Sau đó, nước này đã liên tiếp thử nghiệm vũ khí hạt nhân, với lần gần nhất là năm 2017. IAEA hiện nay chỉ có thể theo dõi Triều Tiên từ xa bằng vệ tinh.
Vào hồi năm 2019, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã đề xuất phá dỡ cơ sở hạt nhân Yongbyon để đổi lấy sự gỡ bỏ trừng phạt của Mỹ. Tuy nhiên, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump không đồng ý do cho rằng, Yongbyon chỉ là một phần trong chương trình hạt nhân lớn của Triều Tiên.