- Thổ Nhĩ Kỳ từ chối trả tự do cho hai binh lính Hy Lạp trong vụ án gián điệp
- [ẢNH] Hy Lạp "chơi rắn" khi bắn hạ máy bay Thổ Nhĩ Kỳ mà không đưa ra cảnh báo
- Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có chuyến thăm lịch sử tới Hy Lạp vào tuần tới

Binh sĩ quân đội Hy Lạp
Theo hãng AP, Người phát ngôn của Chính phủ Hy Lạp, ông Stelios Petas, mô tả việc khai thác này là hành động vi phạm trực tiếp chủ quyền của Hy Lạp và đồng minh, Cộng hòa Cyprus.
“Chính phủ Hy Lạp đảm bảo với tất cả các bên rằng, Hy Lạp sẽ không chấp nhận việc vi phạm chủ quyền của nước này và sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để bảo vệ quyền chủ quyền của mình”, ông Petas nhấn mạnh.
Cuộc tranh chấp về quyền khai thác khoáng sản dưới đáy biển đã làm gia tăng thêm sự hiện diện hải quân của cả Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ - hai quốc gia thành viên NATO trong khu vực, nơi một tàu nghiên cứu của Thổ Nhĩ Kỳ đã được phái đến để khảo sát địa chất.
Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng bị các đồng minh phương Tây chỉ trích, trong đó Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi Liên minh châu Âu áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại Ankara nếu tranh chấp leo thang.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói rằng, các biện pháp trừng phạt dường như là hành động cần thiết hiện nay và kêu gọi trừng phạt các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ. Theo ông, việc vi phạm hoặc đe dọa không gian biển của một quốc gia thành viên thuộc liên minh là không thể chấp nhận.