Các nhà khoa học ban đầu đưa ra lý giải rằng đây có lẽ là hiện tượng "trinh nữ sinh con" đôi lúc vẫn xuất hiện ở một số loài cá mập. Nhưng kết quả xét nghiệm di truyền lại một lần nữa khiến tất cả bất ngờ. Cá con được thụ tinh một cách hoàn toàn bình thường (bằng trứng và tinh trùng). Bernal cũng cho biết: “Xét nghiệm di truyền cho thấy bộ gen của cá con rất khác cả 3 cá thể cái, nên không thể biết đâu là mẹ của nó. Điều này cho thấy các thông tin di truyền chủ yếu là từ cá bố". Mặc dù một số loài cá mập từng được phát hiện sử dụng khả năng sinh sản đơn tính, nhưng hiện tượng này có thể dẫn đến việc suy giảm tính đa dạng di truyền trong các cộng đồng, khiến chúng dễ bị bệnh và tổn thương hơn trước những thay đổi trong môi trường. Với khám phá này, giới khoa học tin rằng cá mập có thể tự thích nghi, bảo vệ nòi giống, trong tình trạng số lượng cá thể sống bị suy giảm trầm trọng hay môi trường sống bị đe dọa.
Để tiện cho việc nghiên cứu, 3 cá thể cá mập tre cái đã được đem về nuôi trong khuôn viên học viện Khoa học California, Mỹ. Các nhà khoa học đã vô cùng ngạc nhiên khi một trong ba con cá mập được nuôi đã đẻ trứng dù không tiếp xúc với bất kỳ cá thể đực nào trong vòng 45 tháng.
Điều này đồng nghĩa với việc bằng cách nào đó, cá mập cái đã kết đôi với con đực và lưu giữ tinh trùng trong ổ bụng của mình, trì hoãn và chờ đợi "thời cơ chín muồi" để thụ tinh.
Chúng sử dụng chiến lược lưu trữ tinh trùng để đảm bảo cho việc sinh con vào thời điểm tốt nhất trong năm, khi lượng thức ăn dồi dào nhất. Các nhà nghiên cứu cho rằng, một số loài cá mập khác, ngoài cá mập tre sọc nâu, cũng sử dụng chiến lược này nhằm đảo bảo con cái của chúng có thể sống sót. Tuy nhiên, việc lưu trữ tinh trùng trong khoảng thời gian dài như vậy thực sự đã khiến giới khoa học phải ngạc nhiên.
