Đưa công nghệ vũ trụ vào cuộc sống

(ANTĐ) - Mãi đến năm 2006 Việt Nam mới có một cơ quan độc lập đầu tiên về mặt nghiên cứu vũ trụ, đưa những ứng dụng của công nghệ này đến cuộc sống hiện đại. Đó có thể là bước đi quá muộn nhưng phù hợp với xu thế chung của thời đại.

Đưa công nghệ vũ trụ vào cuộc sống

(ANTĐ) - Mãi đến năm 2006 Việt Nam mới có một cơ quan độc lập đầu tiên về mặt nghiên cứu vũ trụ, đưa những ứng dụng của công nghệ này đến cuộc sống hiện đại. Đó có thể là bước đi quá muộn nhưng phù hợp với xu thế chung của thời đại.

19h16 ngày 18-4-2008 tại trạm phóng vệ tinh ARIANE SPACE ở French Guiana (5h16 ngày 19-4-2008 ở Việt Nam) vệ tinh đầu tiên của Việt Nam là VINASAT-1 đã được phóng lên quỹ đạo
19h16 ngày 18-4-2008 tại trạm phóng vệ tinh ARIANE SPACE ở French Guiana (5h16 ngày 19-4-2008 ở Việt Nam) vệ tinh đầu tiên của Việt Nam là VINASAT-1 đã được phóng lên quỹ đạo

Khi vệ tinh Vinasat 1 được phóng lên vũ trụ cũng là lúc mở ra công cuộc chinh phục vũ trụ của Việt Nam và đã nhận thấy rõ những hiệu quả mà vệ tinh này mang lại. ứng dụng công nghệ vũ trụ trong nghiên cứu khoa học và thực tế sản xuất, cuộc sống có thể kể đến trên các lĩnh vực như quản lý tài nguyên thiên nhiên môi trường, cảnh báo sớm về thiên tai, dự báo khí hậu, thời tiết... gắn kết viễn thám phục vụ quản lý, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, lũ lụt, hạn hán...

Nhìn ra các nước trong khu vực thì công nghệ vũ trụ đã phát triển rất mạnh. Ngay cả các nước có trình độ kinh tế tương đương Việt Nam như Algeria, Nigeria, Malaysia, Thái Lan... cũng đã có vệ tinh riêng. Họ đã làm trước Việt Nam 10 năm và trong thời gian ấy, ngành công nghệ vũ trụ các nước này đã làm được rất nhiều việc. Do vào cuộc muộn nên ngành công nghệ vũ trụ Việt Nam chủ yếu trên tinh thần đi tắt đón đầu theo cách hợp tác, chuyển giao công nghệ với nước ngoài.

Tiến sỹ Doãn Minh Chung, Viện phó Viện Công nghệ Vũ trụ - Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam cho biết: Vệ tinh phục vụ cho công tác nghiên cứu, dự báo khí tượng, thủy văn, giám sát tài nguyên, thiên tai (ảnh mây xoáy, hướng đi của gió, mắt bão...), cháy rừng, an ninh, quốc phòng... mà trước khi phóng Vinasat1 chúng ta phải mua ảnh vệ tinh của nước ngoài với giá thành đắt. Việc chủ động này sẽ giúp ích cho công tác dự báo, cảnh báo sớm, đặc biệt là sóng thần, động đất...

Đó là những vấn đề có thể hơi “vĩ mô” mà Việt Nam đang thực hiện, những bước đi đầu tiên của công nghệ vũ trụ. Tại một số quốc gia, khi công nghệ vũ trụ đã phát triển thành đỉnh cao, họ lại đưa ứng dụng công nghệ này vào những việc rất bình thường. Ví dụ như Nga, những công nghệ ứng dụng lĩnh vực vũ trụ có thể và đang đem lại lợi ích trong cuộc sống hàng ngày.

Đó có thể chỉ là nghiên cứu giúp ích cho những người hái nấm, với thiết bị có giá thành không đáng kể, giúp xác định vị trí trong rừng. Những thiết bị tương tự với pin mặt trời đang lắp đặt trên các thiết bị vũ trụ, hiện nay đang được sử dụng trong cuộc sống, các trạm phát điện từ gió, thiết bị sưởi ấm bằng khí đốt, thiết bị lọc nước thải thiên nhiên, và cả máy ép trái cây cho các khu nhà nghỉ...

Chinh phục vũ trụ đã là ước nguyện nhiều đời nay của người dân Việt Nam, nhưng đó vẫn là một mảng nghiên cứu ít được quan tâm tới, phần vì nó quá đắt, phần vì Việt Nam chưa có công nghệ cao. Nhưng sau khi phóng thành công vệ tinh đầu tiên, hiệu quả của nó đã được phát huy tích cực hơn, mở ra một thời kỳ mới cho công nghệ vũ trụ của Việt Nam.

Khi sử dụng vệ tinh Việt Nam, không phải thuê hay mua của nước ngoài, giá thành cho những công năng mà công nghệ vũ trụ đáp ứng đã hạ xuống rất nhiều. Truyền hình, điện thoại, Internet phát triển, đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của người dân.

Công nghệ vũ trụ là một lĩnh vực mới, Viện Công nghệ Vũ trụ thuộc Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam mới “sinh nhật” tuổi lên 2, đã tạo được một số thành tựu nhất định nhưng tất cả mới chỉ là bước khởi đầu. Để công nghệ này ứng dụng rộng rãi hơn đến với đời sống, đặc biệt để phát triển kinh tế xã hội thì chúng ta cần đầu tư hơn nữa về con người, cơ sở vật chất kỹ thuật.

Trước mắt cần có nơi đào tạo chuyên ngành về lĩnh vực này, tiếp đó là việc có những nghiên cứu nhỏ, cần thiết cho đời sống. Vì là nước đi sau thế giới hàng chục năm, chúng ta chỉ nên nghiên cứu vào những thiết bị nhỏ gọn, nhưng mang tính ứng dụng cao, có nhiều lợi ích thiết thực, phù hợp với sự phát triển của công nghệ vũ trụ ở Việt Nam.

Hải Như