Dù bổ nhiệm thêm 2 bộ trưởng, chính phủ Iraq hiện tại vẫn chưa hoàn chỉnh

ANTD.VN -Tuy quốc hội Iraq đã phê chuẩn việc bổ nhiệm thêm 2 người vào vị trí bộ trưởng trong nội các của Thủ tướng Adel Abdul Mahdi vào hôm 24-12, nhưng trong hoàn cảnh hiện tại các đảng phái chính trị khác vẫn gây khó dễ cho ông trong việc thành lập ra chính phủ mới với lí do thiếu vắng bộ trưởng trong các vị trí quốc phòng, nội vụ và tư pháp.

Dù bổ nhiệm thêm 2 bộ trưởng, chính phủ Iraq hiện tại vẫn chưa hoàn chỉnh ảnh 1

Thủ tướng Iraq Adel Abdul Mahdi (giữa)

Căng thẳng leo thang giữa hai đảng phái đối lập là Islah và Bina, lãnh đạo bởi đảng viên đảng nhân dân Shi’ite, giáo sĩ Moqtada al-Sadr và lãnh đạo nhóm chiến binh được Iran chống lưng Hadi al-Amiri đã ngăn chặn sự thành lập của một chính phủ hoàn chỉnh bao gồm 22 bộ trưởng.

Trước đó, các nhà lập pháp đã lên được kế hoạch bầu cử cho 5 vị trí còn trống cuối cùng, tuy nhiên, mới chỉ chọn ra được 2 người là Shaima Khalil cho vị trí Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Nawfal Moussa cho vị trí Bộ trưởng Bộ Di cư, trước khi phiên bầu cử rơi vào hỗn loạn.

Abdul Mahdi đã trở thành thủ tướng của Iraq vào hồi tháng 10-2018 sau sự bế tắc của cuộc bầu cử tháng 5. Khi nhậm chức, ông đã tuyên thệ với bộ phận nội các ít ỏi còn lại, và từ đó luôn nỗ lực để hình thành một chính phủ hoàn chỉnh và vận hành được.

Vị trí Bộ trưởng Bộ Nội vụ trở thành vị trí gây tranh cãi nhất trong phiên bầu cử. Phía Amiri đã nhiều lần đề cử Falih Fayadh - lãnh đạo của lực lượng huy động phổ biến - vào vị trí này. Tuy nhiên, phía Sadr lại liên tục bác bỏ ông Falih Fayadh.

Các nhà lập pháp thân Sadr đã lập tức rời khỏi phiên bầu cử hôm 24-12 khi người phát ngôn Mohammed al-Halbousi đưa ra tên ông Falih Fayadh trong danh sách đề cử, như họ đã làm trong các phiên họp trước, do đó phiên bầu cử đã bị hủy do không đủ đại biểu tham gia. Halbousi cho biết ông sẽ yêu cầu Abdul Mahdi đưa ra một cái tên khác vào phiên họp tới.

“Chúng tôi đã rời khỏi phiên họp như một lời phản đối mạnh mẽ tới việc bổ nhiệm Falih Fayadh làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Lập trường của chúng tôi rất kiên định và sẽ không bao giờ nhún nhường”, nhà lập pháp Jamal Fakhir nói.

Sự bế tắc trong việc hình thành nội các đã tăng thêm khó khăn cho công cuộc khôi phục lại đất nước của Iraq sau 3 năm chiến tranh với tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Thủ tướng Iraq hiện đang đứng trước rất nhiều khó khăn để xây dựng lại đất nước sau cuộc chiến, cụ thể là các vấn đề kinh tế cấp bách và tình trạng thiếu điện, nước.