- Hà Nội: Phấn đấu 30-40% doanh nghiệp đăng ký thành lập qua mạng
- Phải "bôi trơn" nhiều, doanh nghiệp chậm lớn
Lực lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa hùng hậu nhưng năng lực cạnh tranh còn hạn chế
Xét về số vốn bổ sung vào nền kinh tế, tỷ lệ này đã tăng gấp đôi, từ 22,4% năm 2015 lên 54,7% năm 2016. Mặc dù vậy, tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong 7 tháng đầu năm 2016 mới chỉ đạt 7,7 tỷ đồng, tăng 1,5 tỷ đồng/doanh nghiệp so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, doanh nghiệp tư nhân là có vốn bình quân 1,5 tỷ đồng/doanh nghiệp và công ty hợp danh là 1,3 tỷ đồng/doanh nghiệp. Chia theo loại hình doanh nghiệp, 7 tháng đầu năm 2016, số doanh nghiệp thành lập mới tập trung nhiều nhất ở loại hình công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh…
Báo cáo đánh giá về tình hình kinh tế quý II-2016 vừa được Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) công bố cho rằng: “Số lượng doanh nghiệp thành lập tăng và số vốn đăng ký tăng thể hiện hiệu quả tác động tích cực của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và hiệu quả ban đầu của các giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ. Đồng thời, kết quả này thể hiện niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp và các nhà đầu tư đối với triển vọng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam cũng như cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới”. Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra “nỗi lo” lâu nay của doanh nghiệp Việt Nam khi đội ngu doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ lệ lớn là năng lực cạnh tranh. “Việc cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam là nhiệm vụ không dễ, bởi quy mô vốn nhỏ kéo theo trang thiết bị lạc hậu; kỹ năng lao động hạn chế; chiến lược kinh doanh, phổ biến có tầm nhìn ngắn, kinh doanh kiểu “chộp giật”- đại diện CIEM nói.
Theo một chuyên gia kinh tế, chỉ tính riêng trong cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), chưa tính đến thị trường quốc tế rộng lớn với các cường quốc kinh tế hùng mạnh thì một trong 5 thách thức của doanh nghiệp Việt Nam nằm ở năng lực cạnh tranh của đội ngũ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đa số các doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng đều dễ bị tổn thương trong hội nhập. Nhận định này cũng phù hợp với thực tế gần 29.000 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể trong 7 tháng qua. Nói cách khác, doanh nghiệp thành lập mới nhiều, nhưng doanh nghiệp rời khỏi nền kinh tế cũng không hề ít. “Việc gia nhập hay giải thể của doanh nghiệp trong nền kinh tế là diễn biến bình thường nhưng ở một khía cạnh nhất định, điều đó cũng cho thấy chúng ta đang có hàng nghìn doanh nghiệp thành lập ra mà không đủ khả năng tồn tại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt”- vị chuyên gia cho hay.