- Hợp tác đa phương để ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc độc chiếm Biển Đông
- Trung Quốc "nói một đằng, làm một nẻo" ở Biển Đông
- Cần giải quyết hòa bình các vấn đề ở Biển Đông

Chuyên gia về Trung Quốc Bonnie Glaser
Trong cuộc trao đổi, bà Glaser nhận định đại dịch Covid-19 không phải là yếu tố khiến Trung Quốc thay đổi chính sách trên Biển Đông, mà nước này thực hiện những gì đã chuẩn bị từ trước, từng bước triển khai mưu đồ kiểm soát không phận, vùng biển lẫn đáy biển của Biển Đông.
Bà Glaser phân tích hoạt động xây dựng và quân sự hóa các đảo nhân tạo phi pháp giúp Trung Quốc duy trì hiện diện quân sự liên tục trên Biển Đông, nhằm hỗ trợ chiến dịch dọa nạt, can thiệp vào các hoạt động khác nhau của các nước trong khu vực, từ đánh bắt thủy sản đến thăm dò khai thác năng lượng…
Bà Glaser cho biết chính sách của nước Mỹ có mục tiêu rõ ràng là đảm bảo tự do hàng hải, hàng không trong khu vực Biển Đông theo luật pháp quốc tế. Theo đó, Mỹ sẽ triển khai máy bay, tàu… tới vùng biển, vùng trời mà luật quốc tế cho phép, chú trọng vào bảo vệ, củng cố quyền lợi hợp pháp của các quốc gia có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.