- Truyền thông Triều Tiên tiết lộ lý do đưa Nhật Bản vào tầm tấn công
- "Mất thiêng" đòn trừng phạt Triều Tiên
- Tên lửa mới của Triều Tiên không thể bắn tới đảo Guam

Tên lửa đạn đạo tầm trung Pukguksong-2 của Triều Tiên được phóng đi
“Việc phát động các cuộc tấn công, hoặc tuyên chiến, với một quốc gia có vũ khí hạt nhân như Triều Tiên cần nhiều cuộc tranh luận hơn. Trong một khu vực bất ổn như vậy, một chính sách không nhất quán hoặc không thể đoán trước sẽ gây nguy cơ xung đột không thể tưởng tượng được”, bức thư của nhóm viết.
“Chúng tôi trân trọng yêu cầu thêm thông tin về các bước mà chính quyền của ngài đang thực hiện để thúc đẩy triển vọng hoặc đàm phán trực tiếp có thể làm giảm khả năng xảy ra chiến tranh thảm khốc và cuối cùng dẫn tới việc phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên”.
Bức thư cho biết thêm rằng ba chính quyền gần đây nhất của Mỹ đã bác bỏ khả năng hành động quân sự chống lại Triều Tiên.
“Họ cuối cùng xác định rằng không có lựa chọn quân sự nào không gây ra nguy cơ đáp trả từ Bình Nhưỡng”.
Hạ nghị sĩ John Conyers, thành viên cuối cùng của Đảng Dân chủ trong Quốc hội, từng phục vụ trong Chiến tranh Triều Tiên, đã nỗ lực soạn thảo bức thư.
Trợ lý của ông Conyers nói với tờ The New York Times rằng 64 chữ ký trên bức thư này tượng trưng cho 64 năm kể từ khi hiệp định đình chiến được ký vào năm 1953.