- Nhân viên tình báo Trung Quốc bị cáo buộc ăn cắp bí mật hàng không vũ trụ
- Trung Quốc xác nhận đang tạm giam để điều tra giám đốc Interpol
- Giám đốc tài chính của Huawei bị bắt tại Canada, đối mặt với việc bị dẫn độ đến Mỹ
Sau hơn 5 giờ thảo luận, tòa án Vancouver vẫn chưa thể quyết định liệu bà Meng có thể được bảo lãnh hay không. Phiên thảo luận tiếp theo sẽ tiếp tục diễn ra vào ngày 10-12 tới.
Công tố viên John Gibb-Carlsey nghi ngờ bà Meng đã gian lận tài chính vào năm 2013 bằng việc thuyết phục các ngân hàng rằng, Huawei và công ty công nghệ Skycom là 2 tổ chức hoàn toàn riêng biệt nhưng trên thực tế Skycom lại trực thuộc Huawei trong thời gian này.
Nhân viên của SkyCom sử dụng địa chỉ email của Huawei và các giao dịch ghi lại trong ngân hàng chứng minh 2 công ty có liên hệ với nhau. Canada cho rằng, Huawei đã sử dụng Skycom để thực hiện giao dịch với các nước nằm trong diện trừng phạt, bao gồm cả Iran, trong thời gian từ 2009 đến 2014.

Bà Meng sẽ đối mặt án tù 30 năm nếu bị Canada dẫn độ về Mỹ
Các công tố viên Canada cho biết, tiềm lực tài chính mạnh và bản án lên tới 30 tù ở Mỹ có thể khiến bà Meng chạy trốn nếu được bảo lãnh tại ngoại. Ngoài ra, việc bà Meng từ chối đến Mỹ, nơi mà con trai bà đang theo học, cũng được sử dụng làm bằng chứng về để nghi ngờ bà lo sợ bị truy tố hình sự tại đây.
Trong khi đó, luật sư của bà Meng, David Martin nói trước tòa rằng, sự giàu có không thể là nguyên nhân để ngăn cản bảo lãnh, ngoài ra, vấn đề về huyết áp và mất ngủ cũng là lí do để bà cần được tại ngoại.
Vào hôm 7-12, Huawei đã ra thông cáo cho biết, công ty này tin tưởng tòa án Canada và hệ thống luật pháp Mỹ sẽ có kết luận đúng đắn về vụ việc.