- Hội nghị G7 phản đối hành động khiêu khích ở Biển Đông
- Mỹ: Đảo nhân tạo Trung Quốc xây ở Biển Đông hủy hoại môi trường
- Trung Quốc triển khai chiến đấu cơ trái phép ở Hoàng Sa

Ông Carter và ông Gazmin thị sát hoạt động phóng máy bay trên tàu USS John C. Stennis
Tại đây, ông Carter đã gặp binh sĩ Mỹ và thị sát các hoạt động phóng máy bay, đồng thời bác bỏ cáo buộc của Trung Quốc rằng việc Mỹ tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực là nguyên nhân khiến căng thẳng gia tăng. Chuẩn Đô đốc Ronald Boxall, chỉ huy trên tàu sân bay USS John C. Stennis cho biết, tàu đang được triển khai thường lệ tại Tây Thái Bình Dương trong 3 tháng.
Đây không phải là lần đầu tiên ông Carter lên thăm tàu sân bay Mỹ. Hồi tháng 11 năm ngoái, ông đã có chuyến thăm tương tự tới tàu sân bay USS Theodore Roosevelt khi nó di chuyển trên Biển Đông gần Malaysia. Trong chuyến công du kéo dài 6 ngày tới châu Á, ông Carter khẳng định rằng chiến lược của Mỹ là nhằm duy trì hòa bình và ủng hộ giải quyết hòa bình các tranh chấp, không kích động xung đột.
“Chúng tôi đã ở đây trong nhiều thập kỷ. Lý do duy nhất ở đây là cách hành xử của Trung Quốc”, ông Carter nhấn mạnh. Ngoài các chuyến tuần tra chung giữa Mỹ-Philippines được thông báo hôm 14-4, hàng trăm binh sĩ và một số máy bay chiến đấu Mỹ sẽ được triển khai luân phiên tới các căn cứ quân sự của Philippines.
Trong một diễn biến khác liên quan, cùng ngày, khi đang ở thăm Trung Quốc, Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull cho biết, ông đã nêu vấn đề Biển Đông với người đồng cấp Trung Quốc Lý Khắc Cường tối 14-4. Theo ông Turnbull, lập trường rõ ràng của Australia là tất cả các bên cần giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.