Bí mật đời tư thời khủng bố

ANTĐ - Viê%3ḅc Cảnh sát Anh chi hàng triệu bảng mỗi năm để giám sát thuê bao điện thoại đang làm nổ ra cuô%3ḅc tranh luận về viê%3ḅc bảo vê%3ḅ quyền tự do của công dân trong bối cảnh nguy cơ khủng bố tăng cao.

Bí mật đời tư thời khủng bố ảnh 1Lực lượng phản ứng nhanh của Anh tại Afghanistan

Theo tiết lộ của tờ Financial Times của Anh, Cảnh sát Anh đã phải trả cho các tập đoàn viễn thông nước này hàng triệu bảng mỗi năm để có được thông tin về khách hàng như nhật ký cuộc gọi, thông tin cá nhân và sự di chuyển của các chủ thuê bao di động. Tuy nhiên, những thông tin này không bao gồm nội dung cuộc gọi hay tin nhắn của các chủ thuê bao.

Thống kê sơ bộ cho thấy, trong 5 năm qua, Chính phủ Anh đã chi hơn 37 triệu bảng cho các tập đoàn viễn thông để trao đổi thông tin, trong đó có các tập đoàn lớn như BT, Vodafone, EE và Virgin Media với lý do để ngăn chặn nguy cơ xảy ra các cuộc tấn công khủng bố. Tuy nhiên, trên thực tế, số tiền Cảnh sát Anh chi cho hoạt động này được cho là cao hơn nhiều vì có tới hàng chục đơn vị cảnh sát và cơ quan chức trách đã từ chối cung cấp số liệu. 

Hiện nay, khủng bố đang là mối lo ngại lớn với nước Anh. Dư luận Anh từng xôn xao khi biết tên đao phủ khét tiếng J. John của lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) được nhận diện là M. Emwazi đến từ London. Cùng với đó, hàng loạt thanh niên Anh đã rời khỏi đất nước để sang Syria và Iraq tham gia lực lượng IS. Việc Anh can dự vào cuộc chiến chống IS càng làm cho nước này trở thành một trong những mục tiêu của các nhóm khủng bố. 

Chính vì thế, trong tuyên bố chính sách đầu tiên của mình sau khi giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử, Thủ tướng Anh D. Cameron đã công bố ngay nhiều bộ luật mới nhằm chống “tư tưởng Hồi giáo độc hại”. Tháng 11 năm ngoái, ông D. Cameron lại phê chuẩn quyết định thành lập 2 đơn vị phản ứng nhanh với 10.000 quân để chiến đấu chống lại các nguy cơ khủng bố từ IS. Ngân sách dành cho kế hoạch này khiến nhiều người phải ngỡ ngàng: 12 tỷ bảng Anh (khoảng 18 tỷ USD).

Tuy nhiên, tăng cường năng lực chống khủng bố không thể xem là nguyên cớ để xâm hại quyền riêng tư của người dân và trên thực tế, nước Anh cũng có khá nhiều “vết đen” trong vấn đề này. Năm 1983, hoạt động nghe lén của Sở Chỉ huy thông tin của Chính phủ - tên gọi của một tổ chức tình báo ở Anh đã trở thành chủ đề tranh cãi gay gắt giữa Chính phủ của Thủ tướng M. Thatcher và Quốc hội Anh. Tháng 7-2011, sau 168 năm tồn tại, tờ News of the World đã phải đóng cửa do bị phát hiện nghe lén điện thoại của hơn 4.000 người. Vụ việc này từng làm xôn xao dư luận Anh và thế giới thời điểm đó. 

Không chỉ nghe lén công dân của mình, tình báo Anh còn nhòm ngó cả các nhân vật quốc tế nổi tiếng. Cựu Bộ trưởng Phát triển quốc tế Anh C. Short từng thừa nhận, giới tình báo Anh đã theo dõi các cuộc gọi điện thoại của Tổng thư ký Liên hợp quốc K. Annan. Cựu Trưởng thanh sát vũ khí Iraq của Liên hợp quốc R. Butler cũng cáo buộc điện thoại của ông tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York đã bị Anh theo dõi. Ông kể: “Tôi phải xuống quán cafe ở tầng hầm, nơi rất ồn ào, hay đi dạo trong công viên trung tâm để tránh bị nghe lén”. Ông H. Blix, người kế nhiệm ông R. Butler, cũng gặp tình cảnh tương tự.

Không có kết luận điều tra nào được đưa ra nhưng tháng 10 năm ngoái, trong lần trả lời phỏng vấn truyền hình Anh kể từ khi chạy trốn sang Nga năm 2013, cựu nhân viên an ninh Mỹ E. Snowden khẳng định, tình báo Anh đã đầu tư rất nhiều cho một chương trình nghe lén điện thoại di động, với nhiều chức năng cực kỳ hiện đại. 

E. Snowden tiết lộ các phần mềm Schtrumpf của Cơ quan tình báo Anh có khả năng bật và tắt máy tính cầm tay của người dùng mà họ không hề hay biết. Chắc chắn, câu chuyện nghe lén điện thoại của cơ quan tình báo Anh sẽ còn là chủ đề gây nóng dư luận nước này và quốc tế.