- Tổng thống Syria sẽ đến thăm Triều Tiên
- Hình thức khác thường của bức thư bí mật mà cả thế giới đang bàn tán
- Ai trả chi phí khách sạn cho đoàn Triều Tiên tại Singapore?
Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc cho biết cả 3 đã được thay thế trước hội nghị thượng đỉnh ngày 12-6 tại Singapore, cuộc gặp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo của Mỹ và Triều Tiên.
Các vị trí có sự thay đổi gồm có: ông Ri Myong-su - Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Triều Tiên (KPA) và cũng là bạn thân của cố lãnh đạo Kim Jong-il; Bộ trưởng Quốc phòng Park Yong-sik và Cục trưởng Cục Chính trị KPA Kim Jong-gak. Không rõ khi nào những thay đổi này được thực hiện khi nào, nhưng kế hoạch thay thế ông Kim Jong-gak đã được truyền thông Triều Tiên loan báo từ tháng trước.

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un và một số tướng lĩnh quân đội thăm dự án khu du lịch Wonsan
Thông tin này chưa được xác nhận chính thức song nếu đây là sự thật thì động thái này có thể cho thấy một sự can thiệp ảnh hưởng sâu rộng từ ông Kim nhằm giới thiệu những nhân tố quân sự trẻ hơn để thay thế cho tầng lớp cũ mà có thể đang bất đồng trong cách tiếp cận của ông Kim với Mỹ và Hàn Quốc.
Bình Nhưỡng chưa hề nhắc tới bất kỳ thay đổi quân sự nào và vẫn khó đánh giá liệu sự cải tổ này có thể báo hiệu một sự thay đổi đáng kể trong những chính sách của quốc gia đang bị áp đặt các biên pháp trừng phạt này hay không.
Ken Gause, giám đốc của Nhóm các vấn đề quốc tế tại Trung tâm phân tích Hải quân CNA, cho biết: "Nếu ông Kim Jong-un đặt vấn đề hòa bình với Mỹ và Hàn Quốc và giải quyết ít nhất một phần của chương trình hạt nhân, ông sẽ phải đặt ảnh hưởng của KPA vào một hộp và giữ nó ở đó. Sự cải tổ này đã mang đến cho tướng lĩnh dưới quyền những người có thể làm nên thay đổi. Họ trung thành với ông Kim Jong-un và không ai khác có thể làm được điều này."
Còn Theo ông Kim Yong-hyun, Giáo sư nghiên cứu Triều Tiên tại Đại học Dongguk ở Seoul, ban lãnh đạo quân sự mới sẽ đưa ra ý kiến chuyên môn về các công việc kinh tế do quân đội điều hành thay vì các chiến lược tác chiến. Đây có thể là một dấu hiện cho thấy nhà lãnh đạo Triều Tiên đang "theo đuổi một chính sách mới để trở thành một quốc gia đang phát triển mà không có vũ khí hạt nhân thay vì một quốc gia nghèo khó sở hữu vũ khí hạt nhân".
Chuyên gia này nói thêm: "Ông ấy đã chọn con đường theo đuổi phi hạt nhân và một hiệp ước hòa bình thông qua đối thoại và sẽ bổ nhiệm một thế hệ các nhà lãnh đạo quân sự mới để thể hiện cho tầm nhìn của ông ấy. Ông Kim đã chọn một ban lãnh đạo mới, những người phản ánh cách tiếp cận mới và có thể truyền bá một cách tự nhiên hơn những chính sách của ông ấy nhằm đem lại sự ổn định trong quân đội".
Các động thái quân sự này cũng có thể được nhìn nhận như một bước đi khác của ông Kim nhằm thể hiện thiện chí tạo ra những thay đổi nội bộ mạnh mẽ trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh được lên kế hoạch với ông Trump tại Singapore vào ngày 12-6 tới. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng vẫn không đưa ra những dấu hiện rõ ràng về việc nước này sẽ "tiến" bao xa đối với những đòi hỏi của Washington nhằm dỡ bỏ chương trình hạt nhân trong cuộc gặp sắp tới.