- Ấn Độ cấm nhập khẩu 101 loại vũ khí để đẩy mạnh công nghiệp quốc phòng nội địa
- Tập đoàn xuất khẩu lớn nhất thế giới mất 73% lợi nhuận vì dịch Covid-19
- [ẢNH] 'Pháo đài bay' nào đã mang theo bom nguyên tử ném xuống Nhật Bản?
Ngay khi kết quả sơ bộ của cuộc bầu cử Tổng thống ở Belarus được công bố, theo đó, chiến thắng vang dội đã thuộc về nhà lãnh đạo độc tài lâu năm - đương kim Tổng thống Alexander Lukashenko, hàng nghìn người đã tràn xuống các đường phố ở thủ đô Minsk và nhiều thành phố khác để phản đối.
Đương kim Tổng thống Alexander Lukashenko giành được gần 80% số phiếu bầu, trong khi đổi thủ của ông, bà Svetlana Tikhanovskaya, chỉ giành khoảng 7% phiếu bầu.
Một chiến thắng cho Tổng thống Lukashenko sẽ đánh dấu nhiệm kỳ thứ 6 tại vị của người đàn ông 65 tuổi này, người đã điều hành đất nước Belarus từ thời Xô Viết cũ với những chính sách "bàn tay sắt" trong hơn một phần tư thế kỷ.
Trước những động thái của phe đối lập về kết quả bầu cử, Tổng thống Lukashenko đã ra lời cảnh báo nếu phe đối lập "chọc tức" ông, họ sẽ nhận được "lời đáp trả tương tự".
"Các vị dù có muốn cố gắng lật đổ chính phủ, phá vỡ một cái gì đó, làm tổn thương, xúc phạm, và mong đợi tôi hoặc ai đó phải quỳ gối trước các vị, thì điều đó sẽ không bao giờ xảy ra".
Đối thủ của ông Lukashenko trong cuộc bầu cử lần này là Tsikhanouskaya, một phụ nữ chỉ mới tham gia chính trường và nộp đơn ứng cử Tổng thống sau khi chồng bà - một blogger đối lập bị bỏ tù.
Bà Tsikhanouskaya đã bác bỏ những tuyên bố về kết quả ban đầu khi nhận được sự ủng hộ của hàng chục nghìn người tham gia biểu tình trên khắp cả nước
"Tôi tin vào những gì mình nhìn thấy, đa số người dân ủng hộ chúng tôi", bà Tsikhanouskaya nói.
Những người biểu tình đã tuyên bố kết quả bầu cử là gian lận và xuống đường phản đối và mặc dù bà Tsikhanouskaya đã kêu gọi biểu tình hòa bình, nhưng đụng độ đã xảy ra.
Cảnh sát Belarus đã phải giải tán đám đông biểu tình bằng lựu đạn, dùi cui, đạn cao su và vòi rồng.
Bạo loạn và đụng độ đã xảy ra, khiến nhiều người biểu tình bỏ chạy và một số người bị thương.
Các tòa nhà chính phủ ở Minsk đóng cửa, người dân thông báo về việc mất kết nối Internet và xe quân sự được thấy triển khai ở các ngả đường dẫn vào thủ đô.
Lịch sử Belarus đã chứng kiến những cuộc biểu tình và đàn áp bạo lực đối với những người bất đồng chính kiến. Năm 2010, nhiều người biểu tình đã bị đánh đập, 6 ứng cử viên bị bắt vì phản đối kết quả bầu cử. Và lần này, lịch sử liệu có lặp lại?