- Trung Quốc âm mưu đóng thêm 3 tàu sân bay để điều ra Biển Đông
- Trung Quốc điều tra nữ lãnh đạo Đài truyền hình Trung ương
- Khổ nạn du khách “xấu xí”
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov mới đây đã thành công trong việc thuyết phục 2 Ngoại trưởng Vương Nghị (Trung Quốc) và Sushma Swaraj (Ấn Độ), cùng tham gia kêu gọi các đảng phái đối lập tại Ukraine thực hiện Hiệp định Minsk, theo đó đạt đến một giải pháp hòa bình thông qua hình thức đối thoại chính trị trong một cuộc gặp gỡ được tổ chức ở Bắc Kinh vào ngày 2-2.
Cuộc nội chiến tại Ukraine vẫn chưa tới hồi kết thúc
Tuy nhiên, tờ báo này nói rằng vẫn còn quá sớm để xác định xem việc Trung Quốc tham gia kêu gọi hoà bình ở Ukraine còn có một mục đích sâu xa nào khác hay không do cuộc chiến ở khu vực Donbass có thể đang tạo ra nhiều lợi ích cho Trung Quốc.
Tờ Ekspert còn nhận định rằng, trong khi nước Nga đang mong chờ một chiến thắng nhanh chóng của lực lượng thân Nga chống lại chính phủ Ukraine, thì điều Trung Quốc mong muốn đó là cuộc nội chiến này sẽ gây ra sự sao nhãng của Mỹ tới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, trong một khoảng thời gian dài nhất có thể. Bên cạnh đó, Nga chỉ là một công cụ giúp Trung Quốc đạt được sự đồng thuận trên thế giới nhằm phát triển quốc gia, từ đó tiến đến xóa bỏ quyền bá chủ về kinh tế của Mỹ.
Mặc dù sự tranh chấp lãnh thổ giữa Nga và Trung Quốc về quần đảo Kuril được tạm thời gác sang một bên, Bắc Kinh hiện nay đang tranh chấp lãnh thổ với New Delhi. Trung Quốc còn đóng vai trò quan trọng nhất trong việc cung cấp vũ khí cho Pakistan trong cuộc đụng độ chống lại Ấn Độ.
Một liên minh thực sự thật khó có thể xảy ra giữa 3 nước Nga, Ấn Độ và Trung Quốc bởi mỗi nước đều quan tâm tới những lợi ích quốc gia riêng biệt, thậm chí thù địch lẫn nhau. Trong suốt cuộc gặp gỡ vào ngày 2-2 tại Bắc Kinh, ông Lavrov là người duy nhất bàn bạc về cuộc nội chiến tại miền đông Ukraine, trong khi ông Vương và Swaraj bày tỏ ý kiến trung lập. Bên cạnh đó, 2 vị ngoại trưởng của Nga và Ấn độ cũng bày tỏ nghi ngại về vấn đề chiến lược “một vành đai và một con đường” của Trung Quốc nhằm mở ra một “con đường tơ lụa hàng hải” và một “vành đai tơ lụa kinh tế” thế kỷ 21, nối liền từ Trung Quốc tới Châu Âu.