- Myanmar quay sang Ấn Độ, tìm cách thoát khỏi vòng tay Trung Quốc
- Ấn Độ bắt tay Nhật Bản đập nát “chuỗi ngọc trai” của Trung Quốc
Theo Đài tiếng nói nước Nga gần đây cho biết, chính phủ Ấn Độ đã phê chuẩn kế hoạch tham gia xây dựng cảng Chabahar ở phía đông nam Iran, cách cảng Gwadar của Pakistan 72 km về phía Tây. Tổng kinh phí đầu tư là 86 triệu USD do ngân hàng UCO của Ấn Độ là chủ đầu tư.
Cảng của Pakistan đặt ở Gwadar, được Bắc Kinh hậu thuẫn, cho phép Trung Quốc tiếp cận với Ấn Độ Dương. Cảng Chabahar của Iran, được New Deli hậu thuẫn, được cho là nối Ấn Độ với Afghanistan. Hai cảng này thể hiện sự ganh đua lâu nay trong khu vực và dự báo về cuộc cạnh tranh địa chiến lược căng thẳng.
Cách đây một năm, Ấn Độ đã chi khoản tiền 100 triệu USD để xây dựng đường quốc lộ dài 220km từ cảng Chabahar đến biên giới Afghanistan. Còn Trung Quốc dự định xây dựng tuyến đường sắt từ mỏ đồng Mes Aynak ở Afghanistan mà Trung Quốc đang kiểm soát đến cảng Gwadar.
Cảng Chabahar cách cảng Gwadar 72 km
Hiện nay, có rất nhiều quốc gia hoạt động ở Ấn Độ Dương, Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia hoạt động mạnh nhất ở khu vực này. Bắc Kinh tích cực tăng cường sự hiện diện của mình ở Ấn Độ Dương, dựa vào quyền quản lý cảng Gwadar của Pakistan. Do đó, hiện đại hóa cảng Chabahar hoàn toàn phù hợp với việc Ấn Độ tăng cường kiểm soát tuyến hàng hải đồng thời bảo vệ chiến lược nhập khẩu dầu mỏ từ Iran.
Vì vậy, Ấn Độ muốn phát triển thương mại mậu dịch với Afghanistan thì phải thông qua Pakistan, bởi vì chỉ có Pakistan cho phép quá cảnh hàng hóa từ Ấn Độ sang Afghanistan. Tuy nhiên, hoạt động xây dựng cảng mới Chabahar của Ấn Độ vẫn còn chậm trễ chủ yếu do lệnh trừng phạt đối với Iran.
Vấn đề gây trở ngại lớn nhất đối với New Deli là các nỗ lực của Mỹ nhằm cô lập Iran vì chính sách hạt nhân của Teheran. Mỹ và Ấn Độ có thể nhất trí về việc cần phải chống lại ảnh hưởng đang gia tăng của Trung Quốc ở Gwadar, song cũng có thể bất đồng về chính sách mà Ấn Độ muốn theo đuổi khi bắt tay với Iran. Bản thân Iran có thể không muốn mạo hiểm với việc xa lánh Trung Quốc, quốc gia ủng hộ Teheran trong nhiều vấn đề, như chính sách hạt nhân.