Ai sẽ hành động trước, Nga hay phương Tây?

ANTĐ - Việc Crimea sáp nhập vào Nga diễn ra một cách vô cùng nhanh chóng vào cuối tháng trước. Vụ sáp nhập này đã gây ra một làn sóng đồng thuận – phản đối một cách quyết liệt. Trên hai bờ chiến tuyến, cả ông Putin và phương Tây đều đang dùng trí thông minh để tính một bài toán trên bàn cờ kéo dài hầu hết phía đông Ukraine.

Thay vì chiếu tướng, cả hai bên đều đang xem xét tình hình và chờ đợi người khác mắc sai lầm. Ông Putin đã thực hiện một bước chuyển mạnh mẽ bằng cách đặt 40.000 quân đội dọc biên giới - và thành phần ly khai, những người thân với Nga, trên đất Ukraine.

Hiện tại, Moscow đang chờ đợi chính phủ thân phương Tây ở Kiev cố gắng lấy lại phần đất ở phía Đông dường như đã mất. Trong con mắt người Nga, bất cứ động thái nào tương tự như vậy từ thủ đô Kiev sẽ hợp thức hóa pha phản công áp đảo.

2 Tổng thống Putin và Obama trong cuộc chiến cân não ở Ukraine


Vấn đề của ông Putin là thời gian, ông không thể chờ đợi mãi để phản công. Quân đội cũng không thể duy trì sự sẵn sàng trong nhiều tháng để chiến đấu trong một thời điểm. Lực lượng ly khai ở miền đông Ukraine sẽ bị đè bẹp, nếu không có viện trợ từ bên ngoài, và tình hình có thể trở nên căng thẳng khi thời gian trôi qua mà không có một tia sáng nào lóe lên ở phía cuối đường hầm.

Ở bên kia chiến tuyến là Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thủ thướng Đức Merkel và chính phủ còn non trẻ của Ukraine. Thử thách lớn nhất dành cho ông Obama và vị đồng cấp người Đức là giữ một mặt trận thống nhất ở phương Tây. Họ cần phải duy trì những biện pháp trừng phạt lớn liên quan tới kinh tế, có thể cắt giảm nguồn vốn của điện Kremlin nếu không cùng đường đi.

Nhưng các vết nứt trong sự hợp nhất ở phương Tây có thể nhìn thấy khắp nơi. Có lẽ châu Âu quan tâm tới sự hành động của Nga ở Ukraine, nhưng châu lục này đang đứng về phía lập trường đối đầu nhiều hơn với ông Putin. Một số quốc gia lo ngại sức ép của Nga, đặc biệt là việc cung cấp năng lượng. Nhiều nước lo lắng về giá cả mà họ sẽ phải trả như một hậu quả của biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn. Và tuy không ai chắc chắn nhưng liệu các nước này có sẵn sàng từ bỏ Nga, một đối tác quan trọng?

Mặt khác, ông Obama nghiêng nhiều hơn về việc đặt sức ép lên điện Kremlin. Washington đang tiếp tục đối đầu với Nga và đặc biệt, hai nước này ít có mối quan hệ về kinh tế hơn từ sau cuộc chiến tranh lạnh.

Ukraine là cơ hội quý báu để Mỹ khẳng định với đồng minh và các đối thủ mình không từ bỏ cam kết toàn cầu. Tác động của cuộc khủng hoảng Ukraine trên Trung Quốc và cuộc xung đột lãnh thổ với các nước láng giềng cũng lan tỏa rộng lớn trong suy nghĩ của các nhà hoạch định chính sách ở Washington. Phương Tây cũng cần phải đảm bảo rằng chính phủ lâm thời không bị mất tỉnh táo. Bất cứ hoạt động quy mô lớn nào ở miền đông Ukraine, cũng có thể mang tới cho Putin cơ hội mà ông này đang mong chờ.

Ông Putin là một nhà chiến thuật bậc thầy. Từ khi hoạt động là một điệp viên KGB ở Dresden vào những năm 1980, ông đã có được nhiều kỹ năng chuyên môn trong việc tìm kiếm và khai thác điểm yếu của phương Tây.

Điểm yếu của ông Putin là sự phụ thuộc kinh tế vào phương Tây. Nếu không có dòng chảy ổn định nguồn thu nhập từ dầu khí và khí đốt, chế độ này sẽ không có khả năng hỗ trợ kinh doanh và để tài trợ cho những chính sách đối ngoại phiêu lưu, tốn kém và nguy hiểm.

Phương Tây cũng không có cảm giác dễ chịu khi đối đầu với Nga. Nhưng nếu xe tăng của ông Putin tiến vào miền Đông Ukraine mà không có lý do phù hợp, sẽ làm gia tăng hơn nữa những ý kiến trái chiều của phương Tây chống lại ông. Điều này có thể là cái cớ để bà Merkel và ông Obama tăng cường những biện pháp trừng phạt cứng rắn.

Nếu đạt được mục tiêu của mình là ngăn chặn Ukraine liên kết chặt chẽ hơn với phương Tây, ông Putin sẽ phải tiến hành nhanh hơn. Có lẽ, ông cần phải có thêm sự hiện diện của Nga bên trong Ukraine (ngoài Crimea) nếu như việc kiểm soát của thành phần ly khai ở phía đông không đủ hoặc không bền vững. Một cuộc đàn áp toàn diện của chính phủ Ukraine đối với lực lượng ly khai, sẽ mang tới cho Moscow vỏ bọc để di chuyển quân đội Nga vào phía đông Ukraine như “người gìn giữ hòa bình”. Một khi bên trong đất nước có “cuộc xung đột đóng băng” sẽ làm mất ổn định và ngăn chặn phương Tây giúp đỡ Ukraine.

Nếu phương Tây không thể đáp trả động thái như vậy với một biện pháp trừng phạt cứng rắn, Tổng thống Putin có thể sẽ chọn tiến hành theo cách này hoặc theo những cách khác.

Nhưng nếu Liên minh châu Âu chứng minh họ sẵn sàng sử dụng chiến tranh kinh tế để chống lại bộ máy quân sự của Nga, phương Tây có thể sẽ ngăn chặn ông Putin đi xa hơn nữa. Dù sao thì, một quyết định nào đó cũng nên được đưa ra sớm.