- Không quân Nga chuẩn bị tiếp nhận máy bay MiG-35 đa năng
- Tiêm kích T-50 sẽ bay thử bằng động cơ mới vào cuối năm 2017
- Lầu Năm Góc: Quân đội Mỹ không chiến đấu vì dầu mỏ của Iraq
"Các hệ thống phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa đang được duy trì ở mức đảm bảo khả năng răn đe hạt nhân. 99% hệ thống phóng của Lực lượng Tên lửa chiến lược đang có khả năng chiến đấu và 96% trong số này có thể sử dụng ngay lập tức”, Bộ trưởng Shoigu nói trong một phiên họp của hạ viện Nga vào hôm 21-2.
Lực lượng Tên lửa Chiến lược (MSF), vốn là xương sống quân đội Nga, đang trải qua quá trình hiện đại hóa quy mô lớn và sẽ nhận được 41 tên lửa đạn đạo mới trong năm 2017.
Nga coi hiện đại hóa lực lượng tên lửa chiến lược là mục tiêu quan trọng
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Nga, 69% vũ khí trong bộ 3 hạt nhân của Nga đang thuộc loại hiện đại và con số này của MSF cũng đã đạt 62%. Ông Shoigu tiết lộ thêm rằng, quân đội Nga chuẩn bị tiếp nhận thêm một tàu ngầm hạt nhân thế hệ 4 lớp Borei, 4 máy bay ném bom Tu-160 và Tu-95MS. Đến cuối năm 2017, toàn bộ các đơn vị bộ binh Nga cũng sẽ thay thế tên lửa Tochka-U bằng loại Iskander-M hiện đại hơn.
Chương trình hiện đại hóa của quân đội Nga diễn ra đúng thời điểm Mỹ đang tăng cường xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa ở Đông và Nam Âu. Vào tháng 5-2016, Mỹ đã chính thức thành lập căn cứ tên lửa mới ở Romania và một căn cứ tương tự cũng sẽ được đưa vào vận hành ở Ba Lan trong năm 2018.
Trong khi giới chức Mỹ khẳng định rằng, hệ thống này là để đề phòng Iran, Moscow lại cho rằng, việc đặt hệ thống như vậy sát biên giới Nga sẽ ảnh hưởng đến cán cân sức mạnh thế giới và buộc Moscow phải có biện pháp đáp trả, bao gồm việc triển khai tên lửa Iskander-M đến vùng Kaliningrad, nằm kẹp giữa Đông Âu.