- “Việt Nam đang trở thành điểm đến đầy hứa hẹn trong chuỗi cung ứng toàn cầu”
- “Mỹ tăng cường hợp tác với ASEAN nhờ vai trò Chủ tịch của Việt Nam”
- Việt Nam thể hiện vai trò mẫu mực trên cương vị Chủ tịch ASEAN
Đông Nam Á đối mặt với một năm mới 2021 nhiều khó khăn |
Những thách thức chưa được tháo gỡ
Đông Nam Á được đánh giá là khu vực xử lý đại dịch Covid-19 tốt hơn các khu vực khác trên thế giới. Tuy nhiên, tốt hơn không có nghĩa không có sai sót. Đại dịch Covid-19 đã phơi bày những lỗ hổng quản lý nghiêm trọng tại Indonesia, Malaysia và Philippines. Vaccine phòng dịch bệnh Covid-19 sẽ được cung cấp trong năm tới, nhưng đó không phải là “thuốc chữa” cho việc quản lý tồi. Các quốc gia trên vẫn phải vật lộn để chống lại các tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19.
“Ở cấp vĩ mô, các Chính phủ cần cùng nhau xác định giá trị chung, đặc biệt về khí hậu, nông nghiệp, tiền tệ và sức khỏe cộng đồng. Từ góc độ chiêm tinh học, chúng ta sẽ thấy rõ ràng mình cần trách nhiệm tập thể, rằng hành động của chúng ta sẽ để lại hậu quả và vì chúng ta đều là cư dân trên hành tinh này, chúng ta phải cùng nhau kiến tạo một ngày mai tươi sáng hơn”.
Aliza Kelly (Nhà chiêm tinh học ở New York; người dẫn chương trình Stars Like Us)
Những quốc gia khác thuộc khối ASEAN được cho là “dập dịch” tốt cũng không hề giảm bớt nguy cơ về một “làn sóng” lây nhiễm dịch bệnh tiếp theo. Khi đại dịch kéo dài và sự mệt mỏi hình thành, các đợt lây nhiễm mới sẽ có thể xuất hiện. Tránh tự mãn vì công tác phòng dịch hiệu quả trước đó và duy trì được kỷ luật xã hội sẽ là những thách thức đặc biệt nghiêm trọng, bởi chúng ta không thể mãi sống khép kín với các quốc gia khác và với thế giới. Các chi phí kinh tế vẫn đang tăng lên và tổn thất cuối cùng bởi đại dịch Covid-19 còn lâu mới tính được.
Về lý thuyết, nếu đại dịch Covid-19 thúc đẩy tốc độ số hóa, các nền kinh tế tiên tiến hơn như Singapore có thể đánh bại các đối thủ cạnh tranh không chỉ trong khu vực mà còn trên phạm vi toàn cầu. Các quốc gia Đông Nam Á khác có thể hưởng lợi từ việc dịch chuyển của các công ty ra khỏi Trung Quốc và một số nơi khác. Nhưng đây là những khả năng không chắc chắn. Thực tế sẽ phần lớn phụ thuộc vào khả năng của các Chính phủ trong việc thích ứng nhanh chóng để thúc đẩy môi trường kinh doanh, lấp đầy những lổ hổng trong cơ sở hạ tầng cứng và mềm, nuôi dưỡng các hệ thống sinh thái của các ngành công nghiệp hỗ trợ. Trong khi đó, những bất ổn trong chuỗi cung ứng toàn cầu lại gây nghi ngờ về tham vọng tạo ra một cộng đồng kinh tế của ASEAN trong giai đoạn tiếp theo.
Chìa khóa để thành công trên bình diện quốc gia và khu vực là chính trị. Các Chính phủ phải ngăn chặn chủ nghĩa dân tộc về kinh tế. Điều này càng trở nên khó khăn hơn khi đại dịch Covid-19 làm gia tăng sự căng thẳng giữa các thành viên ASEAN. Sẽ cần nỗ lực đáng kể để ngăn chặn tình trạng này. Tuy nhiên, tình hình thực tế cho thấy không dễ để lạc quan.
Trục quan hệ ASEAN - Mỹ - Trung Quốc
Chính quyền sắp tới của Tổng thống Mỹ đắc cử Joe Biden được nhận định rằng sẽ nói nhiều hơn về vai trò trung tâm của ASEAN; ít quan điểm tiêu cực hơn về các Hiệp định Thương mại đa phương như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP); Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); tiếp tục phản đối Trung Quốc về vấn đề chủ quyền Biển Đông và sông Mê Kông, cũng như trong lĩnh vực thương mại và công nghệ.
Nhưng ASEAN sẽ chỉ là công cụ cho những nỗ lực này. Việc chính quyền mới của ông Joe Biden tập trung vào việc xây dựng lại các mối quan hệ đồng minh sẽ khiến ASEAN trở thành mối quan tâm thứ yếu, trừ khi ASEAN có thể tập hợp ý chí chính trị để hành động tập thể ủng hộ các mục tiêu của Mỹ. Hơn nữa, với tư cách là Tổng thống Mỹ, ông Joe Biden sẽ tập trung quan tâm về tình trạng sức khỏe và kinh tế trong nước, cũng như đối phó với áp lực của một quốc gia đang bị chia rẽ mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19.
ASEAN không nên nóng vội nếu không được chính quyền của Tổng thống Mỹ đắc cử Joe Biden chú trọng ở mức độ như mong đợi, trong bối cảnh Trung Quốc luôn có tầm ảnh hưởng lớn đối với khu vực. Bởi đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức và cần tới sự cân bằng. Hầu hết quốc gia Đông Nam Á đều hiểu rằng sự hiện diện của Mỹ trong khu vực vẫn là yếu tố không thể thay thế đối với bất kỳ sự cân bằng chiến lược nào. Sự cân bằng đó là điều kiện thiết yếu trong mối quan hệ với Trung Quốc.
Kinh tế Việt Nam hồi phục mạnh nhất Đông Nam Á trong năm 2021
S&P Global dự báo kinh tế Việt Nam tăng 10,9% trong năm 2021 |
Báo Nikkei Asia Review (Nhật Bản) đưa ra nhận định, năm 2021, 6 nền kinh tế hàng đầu Đông Nam Á sẽ có những lộ trình hồi phục khác nhau. Trong đó, Việt Nam, Indonesia và Malaysia được dự báo tăng trở lại ở mức trước khi dịch Covid-19 bùng phát. Trong khi Philippines, Singapore và Thái Lan sẽ phải vật lộn để trở lại tình trạng ổn định.
Nikkei cho biết thêm, Việt Nam là quốc gia duy nhất trong số 6 nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á đạt tăng trưởng dương trong năm nay. Nikkei tổng hợp các dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về tổng sản phẩm quốc nội thực tế, đặt số liệu năm 2019 làm đường cơ sở là 100 điểm. Việt Nam, Indonesia và Malaysia đều đạt trên 100 điểm cho năm 2021, có nghĩa là các nền kinh tế này sẽ mở rộng trong năm tới so với mức độ trước khi bùng phát dịch bệnh vào năm 2019.
Việt Nam được dự báo dẫn đầu với chỉ số tăng trưởng có thể đạt 108,4. Bên cạnh đó, S&P Global cũng dự báo, kinh tế Việt Nam tăng 10,9% trong năm sau, mạnh hơn bất kỳ nền kinh tế nào khác tại châu Á - Thái Bình Dương. Chuyên gia Yuta Tsukada thuộc Viện Nghiên cứu Nhật Bản nhận định: “Nhiều công ty toàn cầu đang đổ xô vào Việt Nam, đây là một lợi ích cho xuất khẩu”. Indonesia đứng thứ hai với chỉ số tăng trưởng 104,5. Malaysia, với chỉ số 101,3, sẽ chứng kiến nhóm ngành xuất khẩu các sản phẩm chủ lực như điện tử phục hồi khi nền kinh tế toàn cầu ổn định. Trong khi đó, Singapore, Philippines và Thái Lan dự kiến sẽ không vượt qua mốc 100 cho đến năm 2022. Tuy nhiên, bất chấp khác biệt trong các dự báo riêng lẻ, 6 quốc gia trên có thể chịu tác động của Covid-19 cũng như các chính sách của Mỹ dưới thời Tổng thống đắc cử Joe Biden sau khi ông nhậm chức vào ngày 20-1-2021 tới.