Xây dựng trái phép trên Biển Đông

Trung Quốc đang chà đạp lên Luật pháp quốc tế và nền văn minh loài người

ANTĐ - Chỉ có những người ở ngoài khu vực Biển Đông, tỉnh táo và có thể nói thẳng mới có thể có những nhận định chính xác về thái độ của Trung Quốc đối với trật tự thế giới. “
Trung Quốc đang chà đạp lên Luật pháp quốc tế và nền văn minh loài người ảnh 1

Tiếng nói khách quan

Chúng ta đang chứng kiến một loại chủ nghĩa đế quốc theo kiểu Trung Quốc, một sự sáp nhập dần dần bất kỳ điều gì họ muốn bằng một sự xâm chiếm yên tĩnh, một cuộc chiến ngắn ngủi nhưng dai dẳng. Đây là chiến thuật ngàn năm của Trung Quốc không chỉ với các nước lân bang mà ở tất cả các nơi Trung Quốc có mặt, từ Đông Nam Á tới châu Phi, Nam Mỹ... Chiến thuật này siết nhẹ nhàng nhưng dã man như kiểu một con trăn” - đó là ý kiến của chuyên gia Llewellyn King, người sáng lập và điều hành chương trình Biên niên sử Nhà Trắng (Mỹ). Và với tất cả những diễn biến trong những tháng qua trên Biển Đông, ông King đã đúng.

Theo các nhà phân tích, hình ảnh vệ tinh do IHS Jane’s công bố cho thấy Trung Quốc đang bồi đắp các bãi ngầm đang chiếm đóng thành đảo nhân tạo trên Biển Đông (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) và xây dựng trên đó các đường băng, doanh trại, bến cảng vì mục đích quân sự. Hồi đầu tháng 3, báo chí Trung Quốc cũng đăng tải hình ảnh quá trình diễn ra hoạt động này tại  bãi đá Chữ Thập, Subi, Tư Nghĩa (Huy Gơ), Gạc Ma, Ga Ven, Châu Viên của Việt Nam. Chính các báo chí của Trung Quốc cũng đã tiết lộ những âm mưu của những kẻ bá quyền trong chính giới Trung Quốc. Theo đó, Trung Quốc sẽ xây dựng hai đảo Vành Khăn và Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa mà Việt Nam có chủ quyền từ nghìn năm nay thành hai căn cứ quân sự lớn. Đặc biệt, đảo Chữ Thập sẽ trở thành một căn cứ quân sự cao trên 3m so với mực nước biển, diện tích lên đến 5 km2. Trung Quốc dự chi 5 tỷ USD cho việc xây dựng căn cứ quân sự này. 

Mục đích của việc xây dựng trái phép trên Biển Đông

Trước sự phản đối gay gắt của các nước trên thế giới, việc trắng trợn xây dựng trái phép trên

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á bác bỏ “đường 9 đoạn”

Trong một phát biểu với nhật báo Philippines Manila Times vào 4-3, ông Lê Lương Minh, Tổng thư ký ASEAN, cho biết Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á bác bỏ cái gọi là “đường 9 đoạn” mà Trung Quốc dùng để khẳng định yêu sách chủ quyền tại Biển Đông. Theo Tổng thư ký Lê Lương Minh, sự hội nhập của toàn khối Đông Nam Á có thể bị ảnh hưởng nếu xảy ra “bất kỳ một hành vi thù địch hay xung đột nào” trong khu vực.

các đảo mà Trung Quốc đang chiếm giữ bất hợp pháp thể hiện áp lực nặng nề mà Trung Quốc đang phải chịu từ dư luận, từ chiến lược đầu tư vũ trang của các nước khu vực cũng như chiến lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ. Thứ nhất, Trung Quốc muốn từ từ củng cố tính chính danh của tuyên bố chủ quyền với 80% Biển Đông. Với diện tích hàng trăm hecta sau khi cải tạo hạ tầng nhằm tăng cường cơ sở pháp lý cho tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc. Thứ hai, Trung Quốc đang nhắm tới việc ngăn cản khả năng tiếp cận khu vực từ các cường quốc khác (đặc biệt là Mỹ). Ngoài ra, theo góc nhìn của Bắc Kinh, các nước có tranh chấp với Trung Quốc đều là bình phong của Mỹ và là các con cờ để kiềm chế Trung Quốc. Thứ ba, các cơ sở hạ tầng này sẽ giúp đơn giản hóa hoạt động và giảm chi phí cho các lực lượng của Trung Quốc trong chiến lược lấn chiếm Biển Đông. Theo đó, việc triển khai lực lượng để quấy phá liên tục, ngăn cản khả năng hiện diện của các nước khác, hỗ trợ bào mòn chủ quyền từng phần và gia tăng hiện diện kinh tế của Trung Quốc sẽ trở nên thuận lợi hơn. Và cuối cùng là mục tiêu duy trì toàn vẹn chủ quyền trái phép đối với các hòn đảo tại Biển Đông.

Trung Quốc thực hiện ý đồ đen tối sở hữu các hòn đảo ở Trường Sa của Việt Nam, để sử dụng các đảo này để mở rộng phạm vi lãnh hải 12 hải lý quanh các đảo này và tuyên bố đặc quyền 200 hải lý xung quanh các đảo. Và như một ván bài domino, nhiều đảo khác cũng rơi vào vùng tuyên bố chủ quyền này. Con tằm độc này đang chủ trương ăn hết Biển Đông.

Sự trắng trợn 

Không chỉ thực hiện những hành động xâm lấn trên thực địa, các nhà ngoại giao Trung Quốc cũng cho thấy sự trắng trợn, bất chấp luật pháp quốc tế, bất chấp đạo lý khi đưa ra nhưng tuyên bố không thể chấp nhận được. Ngày 8-3 vừa qua, tại Bắc Kinh, trước những phản ứng quyết liệt trên của dư luận thế giới, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị vẫn trắng trợn tuyên bố rằng việc xây đảo này là “cần thiết và không phải là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang thay đổi chính sách trong khu vực”. Tuyên bố trên của ông Vương Nghị được đưa ra bên lề cuộc họp Chính hiệp Trung Quốc hôm 8-3, và ông Vương còn nói rằng hoạt động xây đảo của Trung Quốc “không nhắm vào ai và không ảnh hưởng đến ai”.

Theo lời ông Vương, Trung Quốc “không giống như các nước khác lén lút xây dựng trong nhà người khác”, và rằng Bắc Kinh “không chấp nhận những lời chỉ trích từ người khác” khi họ “xây dựng trên sân nhà mình”. Lập luận ông Vương Nghị đưa ra là những hòn đảo, bãi đá mà Trung Quốc đang thực hiện các dự án xây đảo quy mô lớn đều nằm trong “đường chín đoạn”, do đó đều thuộc “chủ quyền Trung Quốc”, và Bắc Kinh thích “xây gì thì xây” trong đó.

Ông Vương Nghị và những kẻ bá quyền đã sớm quên tất cả những cam kết về COC, không thay đổi hiện trạng trên Biển Đông, quên những thỏa thuận họ đã ký với các nước trong khu vực, các hiệp ước quốc tế mà chữ ký của họ vẫn còn tươi nguyên, quên cả những thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Việc Trung Quốc coi lãnh thổ nước khác là ao nhà, là sân sau của mình là sự xúc phạm không chỉ luật pháp quốc tế mà còn chà đạp lên các tiêu chuẩn văn minh loài người.

Cả thế giới phản đối 

Ngày 5-3, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam - Bà Phạm Thu Hằng một lần nữa khẳng định: “Quan điểm của Việt Nam về việc này là rõ ràng và nhất quán. Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc Trung Quốc xây dựng, mở rộng trái phép công trình trên các đá, bãi và làm thay đổi nguyên trạng tại khu vực quần đảo Trường Sa không chỉ xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam mà còn vi phạm DOC đã ký kết giữa Trung Quốc và ASEAN. Việt Nam phản đối và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động trái phép đó”.

Động thái này cũng khiến Mỹ quan ngại, hôm 6-3, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam - ông Ted Osius nói rằng Mỹ phản đối việc dùng sức mạnh để áp đặt chủ quyền và mong muốn có hòa bình và ổn định trong khu vực, đặc biệt tại Biển Đông. Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ James Clapper cũng cho biết sự quan ngại về hoạt động cải tạo của Trung Quốc có thể châm ngòi căng thẳng với các nước láng giềng và việc nước này đòi hỏi chủ quyền 80% diện tích Biển Đông là “quá đáng”, theo AP. 

Bất bình trước hành vi phi pháp, xây dựng trái phép trên Biển Đông, ngày 3-3-2015, Manila đã công bố nội dung lời tố cáo của bà Irene Natividad Susan, Phó Đại diện Thường trực của Philippines tại Liên Hiệp Quốc là các công trình bồi đắp đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đang ráo riết tiến hành tại vùng Trường Sa trực tiếp đe dọa an ninh trong khu vực ngay tại một cuộc họp mở của Hội đồng Bảo an diễn ra ngày 23-2-2015 tại New York. Trước đó, cộng đồng quốc tế, trong đó có Mỹ, ASEAN đã nhiều lần lên tiếng bày tỏ quan ngại trước việc Trung Quốc bồi đắp đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa. Hãng thông tấn Bernama dẫn lời Ngoại trưởng Malaysia Seri Anifah Aman lên án hành động của Trung Quốc làm thay đổi hiện trạng Biển Đông.

Việt Nam, với lịch sử của mình, Việt Nam đã chứng minh: Việt Nam yêu chuộng hòa bình, song mọi kẻ thù xâm lược sẽ phải trả giá đắt và thất bại nặng nề.

Giáo sư Carlyle Thayer: Trung Quốc dùng chiến tranh thông tin bóp méo sự thật lịch sử

Tuyên bố không úp mở của Ngoại trưởng Trung Quốc, tại một cuộc họp báo quốc tế, về quan điểm Bắc Kinh muốn biến Biển Đông thành ao nhà của mình, đã làm dấy lên nhiều chỉ trích. Chuyên gia về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Australia nhận định trên tờ RFI cũng cho biết, ông sửng sốt trước một tuyên bố vừa “thô bạo”, vừa “ngạo mạn”, vừa phản lịch sử. Tuyên bố của ông Vương Nghị là một ví dụ về việc Trung Quốc sử dụng chiến tranh thông tin nhằm bóp méo sự thật lịch sử và luật pháp quốc tế.