- Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 23 tháng 3 năm 2024 tốt hay xấu?
- Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 22 tháng 3 năm 2024 tốt hay xấu?
- Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 21 tháng 3 năm 2024 tốt hay xấu?
Chủ nhật ngày 24 tháng 3 năm 2024
Năm Giáp Thìn
Tháng Hai (Đủ)
Tháng Đinh Mão
Ngày Đinh Hợi
Giờ Canh Tý
Ngũ hành: Thổ - Sao: Mão - Trực: Thành
Xuân phân: 20/03/2024 (11/2 âm lịch) lúc 10g07’
Thanh minh: 04/04/2024 (26/1 âm lịch) lúc 14g03’
Vũng Tàu: nước lớn 14g09’ - nước ròng 07g28’
Giờ Hoàng đạo: Sửu (01g-03g), Thìn (07g-09g), Ngọ (11g-13g), Mùi (13g-15g), Tuất (19g-21g), Hợi (21g-23g)
Giờ hoàng đạo là giờ tốt theo phong tục.
Theo phong tục của người dân Việt Nam thì có hai loại giờ: giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo. Giờ hoàng đạo nghĩa là giờ tốt, có thể làm được nhiều việc trọng đại như: ăn cưới, đón cô dâu, nhập học, làm tang lễ, an táng, thành hôn, giao dịch, buôn bán, giao tiếp... Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng giờ hoàng đạo được. Theo dân gian, trong mỗi ngày thì có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo. Vì vậy, giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo được chi phối bằng nhau trong mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm.
Người Việt Nam quan niệm rằng, trên trời sẽ có 28 vì sao chiếu mệnh là nhị thập bát tú. Trong đó có hai loại sao là sao tốt và sao xấu. Nếu giờ đó thuộc cung của sao Tốt thì có nghĩa là giờ tốt, nếu giờ đó phạm phải sao xấu sẽ giờ xấu. Tùy theo mức độ, tính chất của sao mà tốt trong mỗi lĩnh vực. Ví dụ: Sao Bích tốt trong cưới hỏi, sao Lâu tốt trong xây dựng...
Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, khi khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma, hạ huyệt, khánh thành công trình... đều phải chọn giờ hoàng đạo.
Nhưng lưu ý là có những trường hợp đặc biệt không thể máy móc chọn giờ tốt được. Ví dụ sắp đến giờ tàu, xe xuất phát, nếu đợi giờ tốt có khi nhỡ kế hoạch; hoặc có giờ tốt, ngày tốt, nhưng thời tiết rất xấu, chưa khởi công được... Nếu cứ quá câu nệ nhiều khi lại hỏng việc. Và nếu làm như thế, nó trở thành mê tín dị đoan, hậu quả khó lường.
Ngày hôm nay thuận lợi: Họp mặt, xuất hành, đính hôn, đổ mái, sửa kho, khai trương, ký kết, giao dịch, xuất hàng.
Cung hoàng đạo: Song Ngư (19/2 – 20/3): Song Ngư là cung Hoàng đạo cực kỳ nhạy cảm. Họ có khả năng nhận thức mọi thay đổi dù nhỏ bé tinh tế nhất nhờ giác quan thứ Sáu cực nhạy. Song Ngư ghét sự giả dối nhưng lòng tốt vô hạn không cho phép họ từ chối bất cứ ai dù lí trí có nghi ngờ. Chinh phục thành công trái tim Song Ngư, bạn sẽ có được một người yêu tận tụy, sẵn sàng thay đổi bản thân vì tình yêu của mình.
* Ngày Thế giới Phòng, chống Lao:
Ngày Thế giới Phòng chống lao được tổ chức vào ngày 24/3 hàng năm nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về những ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh lao tới sức khỏe con người, kinh tế và xã hội. Đồng thời thúc đẩy nỗ lực chấm dứt bệnh lao trên toàn cầu.
Người dân cần đến cơ sở y tế để được khám, phát hiện sớm bệnh lao. |
Trên cơ sở chủ đề Ngày thế giới phòng chống lao thế giới, chủ đề của Việt Nam năm 2024 là “Đúng! Việt Nam có thể chấm dứt bệnh lao”. Thông điệp của Ngày thế giới phòng chống lao tiếp tục nhấn mạnh về việc huy động sức mạnh tổng thể, thu hút sự quan tâm, tập trung mọi nguồn lực, sự chung tay của cả cộng đồng nhằm đẩy mạnh cuộc chiến chống bệnh lao.
* Những câu nói, ngạn ngữ, châm ngôn hay, thú vị của ngày hôm nay:
“Cách bạn sống mỗi ngày là một câu trong câu chuyện cuộc đời bạn. Mỗi ngày bạn lựa chọn liệu câu ấy kết thúc bằng dấu chấm, dấu hỏi, hay dấu chấm than” (Steve Maraboli)
“Cuộc đời thu nhỏ hay mở rộng tỷ lệ thuận với lòng can đảm” (Anais Nin)
“Chất lượng đời người mới là quan trọng, không phải độ dài” (Martin Luther King Jr.)
* Ngày này năm xưa:
* Ngày 24/3/1926, nhà ái quốc Phan Chu Trinh (Phan Châu Trinh) qua đời và dấy lên phong trào để tang ông. Phan Chu Trinh hiệu là Tây Hồ, sinh ngày 9-9-1872 tại Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Ông từng được triều đình Huế bổ làm quan. Song ông có ý thức dân tộc nên đã gặp gỡ những người cùng chí hướng như: Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Lương Vǎn Can, Đề Thám, Phan Bội Châu. Ông bị chính quyền thực dân Pháp bắt nhiều lần. Nǎm 1911 ông sang Pháp và hoạt động trong phong trào yêu nước Việt kiều. Cùng Phan Vǎn Trường lập Hội người Việt Nam yêu nước tại Pháp. Ông có quan hệ gần gũi với Nguyễn Ái Quốc. Ngày 28-5-1925 ông về nước và ngày 24-3-1926 ông đột ngột qua đời tại Sài Gòn. Cái chết của ông gây xúc động lớn và ngày 4-4-1926, tại Sài Gòn có tới 14 vạn người tham dự đám tang của ông. Từ trong sự kiện này tinh thần yêu nước của quần chúng được thức tỉnh.
* Nhà vǎn Hải Triều viết bài "Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh?". Bài báo được đǎng trên tờ Đời mới ngày 24/3/1935, để trả lời bài viết của nhà vǎn Thiếu Sơn - "Hai cái quan niệm vǎn học" (đǎng trên Tiểu thuyết thứ bảy số 38 nǎm 1935) đã mở màn cho một cuộc tranh luận sôi nổi về đường lối vǎn hoá giữa hai quan điểm: Nghệ thuật vị nghệ thuật và Nghệ thuật vị nhân sinh.
Cuộc tranh luận đã thu hút nhiều cây bút, nhiều tờ báo và trở thành một sự kiện có ý nghĩa đối với lịch sử Vǎn hoá và góp phần truyền bá những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin vào đời sống vǎn hoá dân tộc; phê phán quan điểm phi vô sản, lạc hậu và lẩn trốn thực tiễn đấu tranh của dân tộc.
* Ngày 24/3/1959, Hồ Chủ tịch cùng với Tổng thống Ấn Độ, ông Ragiǎngđơra Praxát đến thǎm nhà máy cơ khí Hà Nội, xã Định Công (huyện Thanh Trì), trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, chùa Quán Sứ và chùa Một Cột. Hiện nay, cạnh chùa Một Cột còn một cây bồ đề do Tổng thống Ấn Độ tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong dịp Bác sang thǎm nước này.
* Ngày 24/3/1963, mở đầu phong trào "nghìn việc tốt" thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy trong thiếu nhi Việt Nam. Đây là một sáng kiến của Liên đội thiếu niên xã Tam Sơn, huyện Từ Sơn, tỉnh Hà Bắc. Sáng kiến này đã được thiếu niên, nhi đồng nhiều địa phương ở miền Bắc nhiệt liệt hưởng ứng, có tác dụng thúc đẩy các em rèn luyện mình trở thành con ngoan trò giỏi.