Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 10 tháng 10 năm 2023 tốt hay xấu?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Lịch vạn sự ngày hôm nay 10-10-2022 có gì đáng chú ý? Hôm nay là ngày thuận lợi cho giao dịch, cầu phúc.

Thứ 3 ngày 10 tháng 10 năm 2023

Năm Quý Mão

Tháng Tám (Đủ)

Tháng Tân Dậu

Ngày Tân Sửu

Giờ Mậu Tý

Hành Thổ – Trực Bình – Sao Chủy

Thu Phân: 23/09/2023 (09/08 âm lịch) lúc 13h51’

Hàn Lộ: 08/10/2023 (24/08 âm lịch) lúc 20h16’

Hòn Dấu: Nước lớn 13g14’ – nước ròng 00g57’

Giờ Hoàng đạo: Dần (03g-05g), Mão (05g-07g), Tỵ (09g-11g), Thân (15g-17g), Tuất (19g-21g), Hợi (21g-23g)

Giờ hoàng đạo là giờ tốt theo phong tục.

Theo phong tục của người dân Việt Nam thì có hai loại giờ: giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo. Giờ hoàng đạo nghĩa là giờ tốt, có thể làm được nhiều việc trọng đại như: ăn cưới, đón cô dâu, nhập học, làm tang lễ, an táng, thành hôn, giao dịch, buôn bán, giao tiếp... Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng giờ hoàng đạo được. Theo dân gian, trong mỗi ngày thì có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo. Vì vậy, giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo được chi phối bằng nhau trong mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm.

Người Việt Nam quan niệm rằng, trên trời sẽ có 28 vì sao chiếu mệnh là nhị thập bát tú. Trong đó có hai loại sao là sao tốt và sao xấu. Nếu giờ đó thuộc cung của sao Tốt thì có nghĩa là giờ tốt, nếu giờ đó phạm phải sao xấu sẽ giờ xấu. Tùy theo mức độ, tính chất của sao mà tốt trong mỗi lĩnh vực. Ví dụ: Sao Bích tốt trong cưới hỏi, sao Lâu tốt trong xây dựng...

Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, khi khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma, hạ huyệt, khánh thành công trình... đều phải chọn giờ hoàng đạo.

Nhưng lưu ý là có những trường hợp đặc biệt không thể máy móc chọn giờ tốt được. Ví dụ sắp đến giờ tàu, xe xuất phát, nếu đợi giờ tốt có khi nhỡ kế hoạch; hoặc có giờ tốt, ngày tốt, nhưng thời tiết rất xấu, chưa khởi công được... Nếu cứ quá câu nệ nhiều khi lại hỏng việc. Và nếu làm như thế, nó trở thành mê tín dị đoan, hậu quả khó lường.

Ngày hôm nay thuận cho việc: Giao dịch, Cầu phúc.

Cung hoàng đạo: Thiên Bình – Cái cân (23/9 - 22/10): Người thuộc cung này tài hoa thông minh, sáng tạo, từ tốn, cứng rắn nhưng thiếu quyết đoán, cố chấp.

* Ngày truyền thống ngành Xuất bản – In – Phát hành (1952):

Kể từ Sắc lệnh số 122/SL ngày 10/10/1952 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngành Xuất bản, in, phát hành sách đã có hành trình 70 năm tuổi, cột mốc kỷ niệm ngành được xác định từ đây. Thực ra, truyền thống cách mạng của ngành Xuất bản, in phát hành đã bắt đầu từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo với nhiều cuốn sách khởi đầu, làm vũ khí tư tưởng: Ngày quốc tế đỏ mồng một tháng Tám, Lịch sử nước ta, Ba năm ở Nga Xô Viết, Ngục Kon Tum, Vượt ngục, Tự chỉ trích, Xã hội tư bản, Nghiệp đoàn lao động…

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, kỷ nguyên mới mở ra, nhiều NXB được thành lập: Lao động, Sự thật, Văn hóa Cứu quốc, Quân du kích, Vệ quốc quân… Sách xuất bản kịp thời phục vụ kháng chiến, kiến quốc phổ cập tri thức trong quân dân; dễ đọc, dễ hiểu, thiết thực.

Đến năm 1952, thực tế yêu cầu cần có tổ chức thống nhất điều hành hoạt động in, xuất bản phát hành sách báo. Trong bối cảnh ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 122/SL thành lập Nhà in Quốc gia. Lần đầu tiên, cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản, in và phát hành ra đời.

*Ngày truyền thống ngành Xuất bản – In – Phát hành (1952):
*Ngày truyền thống ngành Xuất bản – In – Phát hành (1952):

* Ngày Giải phóng thủ đô Hà Nội (1954):

Ngày 20/7/1954, Hội nghị Giơ-ne-vơ kết thúc, đồng nghĩa với việc thực dân Pháp phải rút hết quân khỏi Đông Dương. Mặc dù vậy, Hà Nội vẫn còn nằm trong khu vực tập kết của quân đội Pháp trong 80 ngày. Lợi dụng thời gian này, quân Pháp ráo riết tổ chức các hoạt động phá hoại Thủ đô về mọi mặt. Trước tình hình mới, Đảng bộ và chính quyền Hà Nội đã dựa vào dân, chủ trương lãnh đạo nhân dân Thủ đô đoàn kết đấu tranh đòi thi hành Hiệp định, bảo vệ Thành phố, bảo vệ xí nghiệp, công sở, tính mạng, tài sản của nhân dân, bảo vệ quyền lợi của công nhân, viên chức, chống địch phá hoại; đồng thời, đẩy mạnh phát triển lực lượng cách mạng trong Thành phố, phối hợp với các lực lượng từ chiến khu trở về tiếp quản Thủ đô.

Trước sức mạnh đấu tranh của quân và dân Hà Nội, cuối tháng 9-1954, Bộ Chỉ huy quân chiếm đóng Pháp chấp nhận rút khỏi Thành phố đúng thời hạn. Ngày 8-10-1954, Ban Tiếp nhận Quân sự của ta triển khai ở 06 khu vực nội thành và huyện Gia Lâm, tiếp nhận bàn giao cơ quan và các vị trí quân sự.

Bộ đội ta tiến vào Đê La Thành, Vĩnh Tuy, Ngã Tư Sở, Cầu Giấy, Nhật Tân và bố trí canh gác cùng lính Pháp ở những vị trí cần thiết. Lực lượng tự vệ nhà máy cùng nhiều công nhân đến canh gác bảo vệ các nhà máy, xí nghiệp của mình. Trên các đường phố, cờ đỏ sao vàng, cổng chào và khẩu hiệu xuất hiện, hoan nghênh bộ đội và chính quyền cách mạng trở về Thủ đô. Địch rút đến đâu, ta tiếp quản đến đó. Đến 16 giờ ngày 09/10/1954, tốp lính Pháp cuối cùng rút khỏi cầu Long Biên sang Gia Lâm.

Sáng 10/10/1954, Đại đoàn 308, dẫn đầu là Trung đoàn Thủ đô tiến vào nội thành Hà Nội. Từ sáng sớm nhân dân Thủ đô đã tưng bừng mang theo cờ, hoa, ảnh Bác Hồ ra khắp các ngả đường chào đón bộ đội hành quân vào tiếp quản Thủ đô. Đúng 08 giờ sáng, cánh quân phía Tây xuất phát từ Quần Ngựa (nay là Cung Thể thao Hà Nội, phố Quần Ngựa). Đó là những chiến sĩ bộ binh của Trung đoàn Thủ đô, mang trên ngực huy hiệu “Chiến sĩ Điện Biên Phủ”, trở về với thành phố quê hương - nơi sinh ra Trung đoàn. Đoàn đi qua Kim Mã, Nguyễn Thái Học, Cửa Nam, Hàng Bông, Hàng Đào, Hàng Ngang… đến 09 giờ 45 phút tiến vào Cửa Đông.

Khoảng 08 giờ 45 phút, cánh quân phía Nam thuộc hai trung đoàn 88 và 36 xuất phát từ Việt Nam Học xá (nay thuộc Trường Đại học Bách Khoa) đi qua Bạch Mai, phố Huế, vòng quanh Hồ Gươm rồi vòng lại vào đóng ở khu vực Đồn Thủy (nay là Bệnh viện Quân y 108) và khu Đấu Xảo (nay là Cung Văn hóa Hữu nghị). Riêng Đoàn Chỉ huy tiếp quản, gồm: cơ giới, pháo binh do Chủ tịch Ủy ban Quân chính Vương Thừa Vũ và Phó Chủ tịch Trần Duy Hưng dẫn đầu, lúc 09 giờ 30 phút từ sân bay Bạch Mai đến Ngã tư Vọng sang Ngã tư Trung Hiền rồi theo đường Bạch Mai lên phố Huế, Hàng Bài, Đồng Xuân, vào Cửa Bắc.

Vào lúc 15 giờ, còi Nhà hát Lớn thành phố nổi một hồi dài, mấy chục vạn nhân dân Hà Nội và các đơn vị quân đội trang nghiêm dự Lễ chào cờ do Ủy ban Quân chính tổ chức tại Sân vận động Cột Cờ. Sau Lễ chào cờ, Thiếu tướng Vương Thừa Vũ trân trọng đọc Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Thủ đô nhân ngày giải phóng.

*Ngày truyền thống Luật sư Việt Nam (1945):

Lý tưởng cao cả của loài người là độc lập, tự do. Lý tưởng ấy được khẳng định trong tư tưởng Hồ Chí Minh: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Bởi có mối quan tâm đặc biệt đến quyền tự do, trong đó có quyền bào chữa của bị can, bị cáo nên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 46/SL ngày 10/10/1945 quy định cho duy trì các tổ chức đoàn thể Luật sư. Điều này có nghĩa là Người đã đánh giá cao quyền bào chữa, nghề Luật sư và vận dụng nó phù hợp trong điều kiện của Cách mạng Việt Nam.

Sắc lệnh 46/SL ngày 10/10/1945 đã trở thành một cột mốc quan trọng trong việc hình thành khái niệm quyền bào chữa và nghề Luật sư trong chế độ cách mạng. Như vậy, quyền bào chữa đã chính thức trở thành một nguyên tắc hiến định trong lĩnh vực tư pháp. Nguyên tắc ấy đã khẳng định vị trí, vai trò của ngành Luật sư trong xã hội dân chủ pháp quyền với tính chất là người bảo vệ, trợ giúp pháp lý cho nhân dân.

* Những câu nói, ngạn ngữ, châm ngôn hay, thú vị của ngày hôm nay:

“Tôi sẽ cho anh định nghĩa về đạo đức: Luôn tốt khi duy trì và nuôi dưỡng cuộc sống, luôn xấu khi gây thương tổn và phá hủy cuộc sống” (Albert Schweitzer)

“Cuộc sống và tình yêu đều vô cùng quý giá khi chúng đang nở rộ” (Louisa May Alcott)

“Con người phải sống và sáng tạo. Sống cho đến mức rơi lệ” (Albert Camus)

Cầu thang thoát nạn tại chung cư mini: Đừng chỉ vì hình thức!

Sau vụ cháy tại chung cư mini ở Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, nhiều chung cư mini, nhà trọ cao tầng đã lắp thang thoát nạn. Tuy nhiên quá trình kiểm tra thực tế, lực lượng chức năng nhận thấy có những bất cập...

Thực hiện Công điện của UBND thành phố Hà Nội và Kế hoạch tổng kiểm tra, rà soát về công tác đảm bảo PCCC tại các chung cư mini, nhà trọ cho thuê của UBND quận Cầu Giấy, những ngày qua, đoàn liên ngành của UBND quận và liên ngành 8 phường trên địa bàn quận Cầu Giấy đã tích cực kiểm tra, bất kể ngày nghỉ, cuối tuần.

Chung cư mini, nhà trọ cho thuê “chuyển mình”

Tại phường Nghĩa Đô, lực lượng liên ngành trong quá trình tổng kiểm tra, đã phát hiện, ghi nhận những tồn tại liên quan đến công tác PCCC&CNCH. Bà Phan Thị Hải Yến - Phó Chủ tịch UBND phường Nghĩa Đô cho biết, trên toàn phường hiện có 4 chung cư mini và khoảng 120 căn hộ cho thuê cao tầng.

“Quá trình kiểm tra, chúng tôi đã đánh giá lại thực trạng từng căn hộ, sau đó cử cán bộ phụ trách PCCC hướng dẫn người dân, chủ đầu tư, chủ nhà cho thuê lắp đặt các trang thiết bị PCCC còn thiếu. Sau đó, giao Tổ trưởng tổ dân phố và Cảnh sát khu vực giám sát, đôn đốc việc khắc phục.

Nếu chủ đầu tư hoặc chủ nhà cố tình không chấp hành, chúng tôi sẽ lập biên bản, thậm chí đình chỉ hoạt động để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân” - bà Phan Thị Hải Yến khẳng định.

Đoàn công tác liên ngành phường Nghĩa Đô kiểm tra công tác PCCC tại các nhà trọ cho thuê
Đoàn công tác liên ngành phường Nghĩa Đô kiểm tra công tác PCCC tại các nhà trọ cho thuê