Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay 30 Tết Quý Mão tốt hay xấu?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Xem lịch âm, lịch vạn sự ngày hôm nay 21-1-2023 có gì đáng chú ý, tốt hay xấu? Hôm nay là ngày thuận lợi cho tạo tác, cầu tài lộc, cầu phúc, khai trương, ký kết.

Thứ 7 ngày 21 tháng 1 năm 2023

Năm Nhâm Dần

Tháng Chạp (Đủ)

Tháng Quý Sửu

Ngày Kỷ Mão

Giờ Giáp Tý

Hành Thổ – Trực Mãn – Sao Nữ

Tiểu Hàn: 05/01/2023 (14/12 âm lịch) lúc 22h06’

Đại Hàn: 20/01/2023 (29/12 âm lịch) lúc 15h30’

Vũng Tàu: Nước lớn 15g00’ – nước ròng 07g13’

Giờ Hoàng đạo: Tý (23g-01g), Dần (03g-05g), Mão (05g-07g), Ngọ (11g-13g), Mùi (13g-15g), Dậu (17g-19g)

Giờ hoàng đạo là giờ tốt theo phong tục.

Theo phong tục của người dân Việt Nam thì có hai loại giờ: giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo. Giờ hoàng đạo nghĩa là giờ tốt, có thể làm được nhiều việc trọng đại như: ăn cưới, đón cô dâu, nhập học, làm tang lễ, an táng, thành hôn, giao dịch, buôn bán, giao tiếp... Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng giờ hoàng đạo được. Theo dân gian, trong mỗi ngày thì có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo. Vì vậy, giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo được chi phối bằng nhau trong mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm.

Người Việt Nam quan niệm rằng, trên trời sẽ có 28 vì sao chiếu mệnh là nhị thập bát tú. Trong đó có hai loại sao là sao tốt và sao xấu. Nếu giờ đó thuộc cung của sao Tốt thì có nghĩa là giờ tốt, nếu giờ đó phạm phải sao xấu sẽ giờ xấu. Tùy theo mức độ, tính chất của sao mà tốt trong mỗi lĩnh vực. Ví dụ: Sao Bích tốt trong cưới hỏi, sao Lâu tốt trong xây dựng...

Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, khi khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma, hạ huyệt, khánh thành công trình... đều phải chọn giờ hoàng đạo.

Nhưng lưu ý là có những trường hợp đặc biệt không thể máy móc chọn giờ tốt được. Ví dụ sắp đến giờ tàu, xe xuất phát, nếu đợi giờ tốt có khi nhỡ kế hoạch; hoặc có giờ tốt, ngày tốt, nhưng thời tiết rất xấu, chưa khởi công được... Nếu cứ quá câu nệ nhiều khi lại hỏng việc. Và nếu làm như thế, nó trở thành mê tín dị đoan.

Hôm nay thuận cho việc: Tạo tác, Cầu tài lộc, Cầu phúc, Khai trương, Ký kết.

Cung hoàng đạo: Bảo Bình – Người mang nước (20/01-18/02): Người thuộc cung này có tài tổ chức, sáng tạo, nhân ái, nhưng hơi bảo thủ, quyết đoán, cố chấp.

*Tất Niên Nhâm Dần:

Tất niên là một trong những phong tục không thể thiếu của mỗi gia đình Việt trước thời khắc đón chào năm mới. Tất niên hay cúng tất niên, lễ tất niên, tiệc tất niên là một nghi thức nhằm ghi nhận việc kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới.

Tất niên có thể là một bữa tiệc, liên hoan cuối năm để bước sang năm mới (Tết Tây) và là một phần trong nghi thức Tết diễn ra vào những ngày cuối năm âm lịch, từ ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu) được gọi là ngày tất niên.

Mâm cơm tất niên của miền Bắc
Mâm cơm tất niên của miền Bắc
Mâm cơm tất niên của miền Nam
Mâm cơm tất niên của miền Nam

Tất niên thường diễn ra vào buổi chiều và buổi tối ngày này, người ta làm cỗ cúng tất niên sau đó dọn tiệc mời khách đến dự. Tất niên là lúc mọi người quây quần bên nhau và bên những món thức ăn và cùng chào đón năm mới, giao thừa là một phong tục tập quán lâu đời, mang nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt. Đây là dịp để các thành viên trong gia đình sum họp lại với nhau để ăn cơm buổi tất niên, cùng nhìn lại năm cũ đã qua và hướng về một năm mới tốt đẹp hơn.

Bữa cơm tất niên. Ảnh: Internet

Bữa cơm tất niên. Ảnh: Internet

*Những câu nói, ngạn ngữ, châm ngôn hay, thú vị của ngày hôm nay:

“Tết trong nhà, Tết ra ngoài phố. Lộc trên trời, Lộc xuống nhân gian” (Sưu tầm)

“Ba mươi chưa phải là Tết” (Tục ngữ Việt Nam)

“Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” (Tục ngữ Việt Nam)

Chuyện kể một chiến dịch thầm lặng và thần tốc

Có một “chiến dịch” không ai phải ngã xuống. Có một “chiến dịch” thầm lặng nhưng thần tốc. Có một “chiến dịch” hàng chục ngày nối đêm xuyên sáng. Ở đó, không thể kể hết sự hy sinh. Ở nơi ấy, thấm đẫm mồ hôi, cả những giọt nước mắt của không ít cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô. Thầm lặng ở từng vị trí công tác, ở từng “mặt trận” chiến đấu. “Chiến dịch” vì nhân dân phục vụ mang tên cấp căn cước công dân gắn chíp, xác lập định danh điện tử cho từng công dân. “Chiến dịch” ấy vẻ vang, tự hào bao nhiêu, thì phía sau nó lại là những câu chuyện không phải ai cũng biết!

Những cuộc gọi ngân dài và… “mất hút”

23h13. Những con ngõ nhỏ trên địa bàn phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) đã trở nên yên ắng, chỉ còn lại ánh đèn đường và lác đác tiếng rao đêm rơi. Vào thời điểm đó, nhịp chân của Trung úy Lê Trọng Trung, Cảnh sát khu vực Công an phường Vĩnh Tuy vẫn lặng lẽ bước. Bóng anh đổ dài trên đường vắng cùng với quyển sổ ghi danh sách từng công dân chưa làm căn cước công dân gắn chíp. “Chiến dịch” 30 ngày đêm thực hiện Mệnh lệnh 01 của Giám đốc CATP Hà Nội thôi thúc anh và đồng đội quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Trường hợp người già, người tàn tật được các chiến sĩ đến tận nhà làm thủ tục
Trường hợp người già, người tàn tật được các chiến sĩ đến tận nhà làm thủ tục

Những chuyến đi xuyên đêm trên cánh đồng tối

“29 xã thì có nhiều xã ở xa, cách trụ sở Công an huyện gần 20 cây số. Vì thế, sau ca làm việc muộn, anh em về tới trụ sở có khi đã hơn 12h đêm. Chúng tôi lại phải tập hợp số liệu, đối sánh với dữ liệu của Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) rồi báo cáo về CATP Hà Nội ngay trong đêm vì hôm sau đã phải đi sớm rồi, nên về nhà đã 1-2h sáng. Nhiều khi chỉ rửa mặt, thay bộ quần áo rồi lên giường đi ngủ chứ cũng không kịp tắm” - Đại úy Nguyễn Hải Linh, cán bộ Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Công an huyện Thường Tín (Hà Nội) nhớ lại “chiến dịch” thần tốc thực hiện Mệnh lệnh 01 về cao điểm cấp căn cước công dân gắn chíp.

Cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Thường Tín không ngại khó khăn, vất vả, khắc phục mọi hoàn cảnh để cấp căn cước công dân gắn chíp cho người dân
Cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Thường Tín không ngại khó khăn, vất vả, khắc phục mọi hoàn cảnh để cấp căn cước công dân gắn chíp cho người dân

Những giọt nước mắt lăn dài giữa “chiến dịch”

“Bố mẹ tôi ở quê xa, chỉ có mình tôi xây dựng gia đình và công tác ở Hà Nội. Ông cũng mắc bệnh ung thư đã 5 năm nay. Bình thường, hàng tháng tôi đều tranh thủ ngày cuối tuần thu xếp công việc, xin phép chỉ huy về thăm ông. Bố mẹ giờ đã già, sức khỏe yếu dần nên bản thân phận làm con quan tâm được bố mẹ lúc nào hay lúc ấy. Suốt thời gian CATP Hà Nội triển khai cao điểm cấp căn cước công dân gắn chíp, công việc của tôi cũng như bao đồng đội khác đều rất bận nên tôi không thể về quê được. Phường chúng tôi huy động cả tổ Cảnh sát trật tự, Cảnh sát hình sự tham gia giúp đỡ trực thay anh em Cảnh sát khu vực, để tổ chúng tôi tập trung tối đa nguồn lực cho “chiến dịch”. Nói như vậy để thấy sự quyết tâm của mỗi cán bộ, chiến sĩ chúng tôi, tất cả đều cố gắng vì nhiệm vụ được Ban Giám đốc, Ban Chỉ huy Công an quận, phường giao phó…” - Đại úy Nguyễn Văn Quang, Cảnh sát khu vực Công an phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy (Hà Nội) tâm sự.

Các tổ công tác không quản ngày đêm đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người làm thủ tục cấp căn cước công dân gắn chíp. Ảnh: Tuấn Anh
Các tổ công tác không quản ngày đêm đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người làm thủ tục cấp căn cước công dân gắn chíp. Ảnh: Tuấn Anh

Phía sau những dãy số, đường vân

Tháng 10-2020, Thiếu tá Bùi Thị Lan Hương khi ấy còn đeo cấp hàm Đại úy, biên chế thuộc Công an phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã xung phong tham gia “chiến dịch” cấp căn cước công dân gắn chíp lưu động theo Đề án của Bộ Công an dù hoàn cảnh rất đặc biệt. Một mình nuôi hai con nhỏ, nhưng vì nhiệm vụ, chị đã gác lại nỗi niềm riêng, gửi con về ông bà ngoại cách xa phòng trọ của ba mẹ con hơn 20km. Lần đầu tiên, Thiếu tá Bùi Thị Lan Hương cảm thấy quãng đường về nhà bố mẹ xa đến thế. Càng về gần tới nhà, tâm trạng của chị càng khó diễn tả. Nghĩ tới những ngày xa con sắp tới, đêm về một mình, vắng tiếng ríu rít của con… bất giác, những giọt nước mắt cứ tự nhiên lăn xuống.

Với Thiếu tá Bùi Thị Lan Hương (Công an phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), công việc là niềm vui, các con là động lực
Với Thiếu tá Bùi Thị Lan Hương (Công an phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), công việc là niềm vui, các con là động lực