Xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley vẫn 'sống sót' sau khi bị 'hỏa thần' BM-21 bắn trúng

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN -  Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar vừa đăng các bức ảnh chụp xe M2 Bradley và cho biết, chiếc xe chiến đấu bộ binh này đã "sống sót" sau cú đánh trực diện bằng "hỏa thần" BM-21.

Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết, Lữ đoàn cơ giới riêng biệt số 47 báo cáo rằng một xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley của đơn vị đã bị tên lửa từ pháo BM-21 bắn trúng tháp pháo, gây bốc cháy khi đang tác chiến. Kíp điều khiển đã thoát ra ngoài dập lửa và lái xe đã đưa thiết giáp tới vị trí an toàn. Vụ việc chỉ khiến một binh sĩ bị thương nhẹ.

Xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley của Ukraine bị pháo BM-21 bắn trúng

Xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley của Ukraine bị pháo BM-21 bắn trúng

"Bức ảnh đầu tiên cho thấy một chiếc M2 Bradley của Ukraine sau khi trúng đòn trực tiếp từ tên lửa bắn ra bởi pháo phản lực BM-21 Grad. Bức ảnh thứ hai cho thấy kíp điều khiển chiếc xe chiến đấu bộ binh này đã sơ tán thành công sau khi trúng đạn và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ trên các phương tiện quân sự khác. Chiếc M2 Bradley bị hư hỏng và đang được sửa chữa", bà Hanna Maliar thông báo.

BM-21 nổi tiếng là hệ thống vũ khí có sức hủy diệt lớn

BM-21 nổi tiếng là hệ thống vũ khí có sức hủy diệt lớn

"Ví dụ này chứng minh khả năng sống sót vượt trội trong chiến đấu của thiết giáp M2 Bradley đúng như nhà sản xuất công bố. M2 Bradley đã giúp bảo vệ được binh sĩ bên trong xe - đây là thứ quý giá nhất. Không có thiết giáp nào là không thể bị phá hủy, nhưng điểm khác biệt là không nhiều loại thiết giáp có thể cứu sống binh sĩ khi xe bị hỏa lực bắn trúng", bà Hanna Maliar nhấn mạnh.

Xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley

Xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley

Xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley đi vào biên chế Quân đội Mỹ vào năm 1981 và ngay lập tức trở nên nổi tiếng bởi khả năng thị uy trên chiến trường.

Trong chiến dịch Bão táp sa mạc năm 1991, đã có hàng trăm xe tăng T-55 và T-72 của quân đội Iraq bị M2 Bradley tiêu diệt.

Dù vậy trong tác chiến hiện đại, xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley thường sẽ khó sống sót trước các phương pháp tấn công như trận địa mìn chống tăng, pháo binh hạng nặng tập kích hay trực thăng vũ trang truy kích. Tuy nhiên giới phân tích cho rằng đây là điều bình thường, bởi đứng trước các tình huống này thì ngay cả xe tăng chủ lực hiện đại nhất thế giới cũng sẽ bị phá hủy.

Xe tăng chủ lực Leopard 2A6 và xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley bị phá hủy khi trúng trận địa mìn chống tăng, sau đó tiếp tục bị trực thăng tấn công tập kích

Xe tăng chủ lực Leopard 2A6 và xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley bị phá hủy khi trúng trận địa mìn chống tăng, sau đó tiếp tục bị trực thăng tấn công tập kích

Hiện nay Mỹ đã quyết định nâng cấp dòng xe này lên chuẩn M2A4 Bradley mới nhằm đáp ứng yêu cầu trong tác chiến hiện đại.

Theo Defence-blog, gói nâng cấp sẽ dành cho tất cả số xe M2 Bradley hiện có trong trang bị của quân đội Mỹ. M2A4 Bradley sẽ được trang bị phiên bản mới nhất của tên lửa chống tăng TOW và có thể là Spike NLOS do Israel sản xuất. Các loại vũ khí khác như pháo 25mm và súng máy đồng trục vẫn giữ lại như phiên bản trước đây.

Về giáp, xe được trang bị giáp nhiều lớp Laminate cho phép nó chống lại được các loại đạn cỡ 30mm hay thậm chí đỡ được cả đạn phóng lựu chống tăng RPG bắn thẳng.

Về hệ thống điện tử, xe được trang bị hệ thống tìm kiếm-chỉ thị mục tiêu cực kỳ hiện đại dựa trên công nghệ FLIR thế hệ 2 cùng một hệ thống quang-điện tử, cho phép chúng nhanh chóng phát hiện và khóa bắn mục tiêu bất kể trong điều kiện thời tiết, ngày và đêm.