Nghĩa trang dưới đại dương (Miami, Mỹ)
Lăng mộ dưới nước hay còn được biết đến với tên gọi “Nghĩa trang Đại tây dương” là khu lưu giữ tro của người đã khuất, và cũng là vùng nhân tạo dưới đáy biển rộng nhất trên thế giới với diện tích 56.000m2 cách biển Key Biscayne, Florida, Mỹ 5.2 km. Đây là một khu an táng dưới biển, được thành lập từ năm 2007 sau khi gặp phải rất nhiều khó khăn, bao gồm cả vấn đề cấp phép.
Thành phố Chết (Nam Ossetia)
Các nhà thờ đạo Kitô, nông nghiệp phát triển và những ngôi mộ cổ tráng lệ là những điểm đặc trưng khi nói về “thành phố Chết”, vùng đất rất thu hút khách du lịch ở Nam Ossetia. Làng Dargavs, hay còn gọi là “thành phố Chết” có gần 100 hầm mộ cổ, là nơi chôn cất những người từng sống dưới thung lũng. Thành phố Chết tồn tại từ thế kỷ 14. Những người Ossetia định cư ở năm ngọn núi, nhưng đất đai quá đắt khiến họ phải chọn nơi nhiều gió và khắc nghiệt nhất để làm nghĩa địa.
Nghĩa trang đá Newgrane (Ai len)
Newgrane, hạt Meath, Ai-len được xây dựng cách đây 5000 năm (khoảng 3200 năm trước công nguyên). Địa danh này tồn tại lâu đời hơn cả di tích bãi đá Stonehenge ở Anh và kim tự tháp Ai Cập. Ụ đất hình bầu dục được bao quanh bởi 97 phiến đá, tất cả đều được trang trí theo hình tròn xoáy. Lối đi sâu 19 mét dẫn đến một hầm chữ thập với mái che. Người ta cho rằng để xây dựng công trình như thế này cần ít nhất 300 người và hoàn thành trong 20 năm.
Nghĩa trang tại sa mạc (Trung Quốc)
Ở giữa sa mạc phía bắc Tibet, các nhà khảo cổ Trung Quốc vừa khai quật được một khu nghĩa trang lạ thường. Những cư dân ở đây đã mất khoảng 4000 năm trước, nhưng thi thể của họ vẫn được bảo quản bởi không khí khô ráo.
Khu nghĩa địa này nằm tại vùng tự trị Tân Cương, cực bắc của Trung Quốc. Những người ở đây mang đặc điểm của người châu Âu, mũi cao, tóc nâu. Di hài của họ được chôn trong những chiếc thuyền úp ngược, nằm tại một trong những vùng sa mạc lớn nhất thế giới.