- Vụ kiện lệnh cấm nhập cảnh được chuyển lên Tòa án Tối cao Mỹ
- Nga chưa xóa bỏ mọi cấm vận với Thổ Nhĩ Kỳ
- Bị phạt 22.000 USD vì leo đỉnh Everest không xin phép

Tập đoàn Bưu chính viễn thông của UAE ngừng hoạt động với Qatar từ ngày 6-6
Cùng với UAE, hôm 5-6, Bahrain, Ảrập Xêút, Ai Cập, Yemen, chính phủ lâm thời của Libya, Cộng hòa Maldives đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar vì cáo buộc nước này ủng hộ chủ nghĩa khủng bố cũng như có chính sách thù địch và can thiệp vào công việc của các quốc gia Ảrập.
Trong khi đó, chính quyền Qatar đã di chuyển 16 xe tăng Leopard ra khỏi kho chứa ở Thủ đô Doha và đặt quân đội trong tình trạng báo động cao nhất do lo ngại một cuộc tấn công quân sự từ Ảrập Xêút và một số quốc gia trong khu vực, CNN dẫn nguồn tin từ các quan chức cấp cao Mỹ cho biết. Theo nguồn tin, Bộ Quốc phòng Qatar ngày 5-6 gửi thông điệp cho chính phủ Ảrập Xêút, UAE và Bahrain tuyên bố sẽ bắn chìm bất kỳ tàu chiến nào của các nước này xâm nhập lãnh hải.
Nguồn tin ngoại giao của hãng TASS (Nga) cho biết, Ngoại trưởng Qatar Mohammed bin Abdul Rahman Al Thani dự định thăm Mátxcơva vào ngày mai 10-6 để hội đàm với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov. Trước đó, hôm 5-6, Ngoại trưởng Qatar đã có cuộc điện đàm với ông Lavrov, trong đó hai bên bày tỏ quan ngại trước tình hình “xuất hiện bất ổn mới bên trong thế giới Ảrập”.
Trong bối cảnh căng thẳng ngoại giao giữa Qatar và các nước láng giềng vùng Vịnh đang leo thang, Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ ngày 7-6 thông qua một dự luật cho phép triển khai binh sỹ tới một căn cứ quân sự của nước này tại Qatar. Động thái được xem như dấu hiệu ủng hộ của Thổ Nhĩ Kỳ đối với Qatar. Trong khi đó, tại một cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Ảrập Xêút Adel al-Jubeir hôm 7-6, Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel cho biết, Đức sẵn sàng làm hòa giải viên và sẽ “ủng hộ các hành động làm dịu bớt cuộc khủng hoảng này”.