Trước Ma Rốc, chỉ 3 đại diện châu Phi vào được tới tứ kết World Cup

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Vòng tứ kết World Cup từng được ví như sàn diễn riêng của các đội bóng châu Âu và Nam Mỹ nên việc Ma Rốc đánh bại cựu vô địch Tây Ban Nha xứng đáng là cột mốc lịch sử.

Rạng sáng 7-12, đội tuyển Ma Rốc tạo địa chấn lớn nhất vòng 1/8 World Cup 2022 khi đánh bại nhà vô địch 2010 - Tây Ban Nha với tỉ số 3-0 trong loạt luân lưu (hai hiệp chính hoà 0-0) để lần đầu tiên góp mặt tứ kết.

Thành tích này giúp Ma Rốc trở thành đại diện thứ tư của châu Phi (sau Cameroon năm 1990, Senegal năm 2002, Ghana năm 2010) lọt vào vòng 8 đội giải đấu lớn nhất hành tinh.

Đội tuyển Ma Rốc là đội bóng thứ tư của châu Phi vào tới tứ kết một kỳ World Cup

Đội tuyển Ma Rốc là đội bóng thứ tư của châu Phi vào tới tứ kết một kỳ World Cup

Top 8 World Cup từng được xem là sàn diễn riêng của các đội bóng châu Âu và Nam Mỹ.

Lịch sử sang trang kể từ World Cup 1986, khi Mexico (khu vực Bắc Mỹ) trở thành đội bóng đầu tiên không phải khu vực châu Âu và Nam Mỹ, góp mặt tứ kết World Cup.

Từ đó đến nay, chỉ mới có tổng cộng 8 đội bóng ngoài hai khu vực kể trên vào tới vòng 8 đội gồm: 3 đại diện khu vực Bắc, Trung Mỹ (Mexico - 1986, Mỹ - 2002, Costa Rica - 2014), 4 đại diện châu Phi (Cameroon - 1990, Senegal - 2002, Ghana - 2010, Ma Rốc - 2022) và Hàn Quốc là đại diện duy nhất châu Á đạt thành tích này ở kỳ World Cup 2002 trên sân nhà (Hàn Quốc sau đó vào tới bán kết).

Thành công của đội tuyển Ma Rốc hội tụ trên nhiều yếu tố: tinh thần tự tin, lối chơi khoa học, sự tập hợp của nhiều cá nhân xuất sắc được rèn giũa tại châu Âu như thủ môn Yasin Bonow - người đã thực hiện 2 pha cứu thua trong loạt sút luân lưu trước Tây Ban Nha - hiện đang trấn giữ khung thành của Sevilla (Tây Ban Nha), thủ môn Hakim Ziyesh đang chơi cho Chelsea ở giải Ngoại hạng Anh, hai nòng cốt hàng thủ là Akraf Hakimi và Nusair Mazrawi chơi cho Paris Saint-Germain (Pháp) và Bayern Munich (Đức)...