- Chính sách tạo sức ép kiểu đòn bẩy gây bất ngờ mang thương hiệu Donald Trump
- Mỹ: Đám phán thương mại với Trung Quốc không liên quan đến vụ Huawei
- Ủy ban châu Âu không "theo đuôi" Mỹ trong vấn đề Venezuela
Vào hôm 31-1, Tổng thống Trump đã tuyên bố giải pháp cuối cùng cho tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ phụ thuộc vào cuộc gặp của ông và Chủ tịch Tập Cận Bình “trong tương lai gần”.
Tuy nhiên, đến ngày 7-2, khi được hỏi về khả năng diễn ra một cuộc gặp với ông Tập Cận Bình trong vòng 1 tháng tới, ông Trump nói, “chưa có”. Ông cũng xác nhận thêm rằng, 2 nhà lãnh đạo sẽ không gặp nhau trước ngày 1-3, thời điểm hạn chót cho cuộc đình chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Nhà Trắng đã ra thông cáo cho biết, Mỹ và Trung Quốc đã đạt được tiến bộ lớn trong đàm phán thương mại ở Washington vào tuần trước nhưng rất nhiều công việc vẫn cần phải làm.

Mỹ và Trung Quốc đang rơi vào cuộc chiến tranh thương mại nghiêm trọng
Trước đó, trong thông điệp liên bang hàng năm, Tổng thống Trump đã khẳng định rằng, một thỏa thuận thương mại mới giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ cần có những thay đổi mang tính cơ cấu nhằm chấm dứt tình trạng chênh lệch cán cân thương mại một cách bất bình đẳng.
Vào đầu ngày 7-2, Bộ Thương mại Mỹ công bố dữ liệu cho thấy thâm hụt thương mại của Mỹ hàng tháng đang giảm trung bình 11,5% và nếu tính riêng với Trung Quốc thì chỉ số này giảm 7%.
Mỹ và Trung Quốc đã bước vào cuộc chiến thương mại kể từ khi Tổng thống Trump tuyên bố tăng thuế đối với 50 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc vào tháng 6-2018. Sau đó, 2 nước liên tiếp có những màn ăn miếng trả miếng trong lĩnh vực thương mại.
Bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra ở Argentina vào tháng 12-2018, Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình đã cùng thống nhất về lệnh đình chiến thương mại kéo dài 90 ngày nhằm tạo điều kiện cho đối thoại.