- Nước Mỹ chia rẽ bởi chính sách nhập cư
- Israel theo đuổi chính sách không can thiệp vào xung đột Syria
- Cộng đồng doanh nghiệp Mỹ bức xúc với chính sách thương mại của ông Trump
Trước đó, ngày 18-6, thông tin bị rò rỉ trên đã được truyền thông Pháp đăng tải liên quan đến 1 bức thư, trong đó ông Fournier khẳng định Hungary là “mô hình” giải quyết vấn đề người di cư, đồng thời ông này còn cho rằng những cáo buộc về chủ nghĩa dân túy chống lại ông Orban trên các phương tiện truyền thông đều là bịa đặt.
Thậm chí, vị Đại sứ này còn “nhắn nhủ” truyền thông Pháp bằng việc cáo buộc Hungary mang tư tưởng chủ nghĩa Do Thái, đang cố tình làm rối sự tập trung của “chủ nghĩa Do Thái thực sự” của người Hồi giáo ở Pháp và Đức. Do đó, Tổng thống Pháp và ông Fournier không cùng quan điểm này và bức thư trên của ông Fournier không đại diện cho chính sách chính thức của Pháp.
Tổng thống Pháp Macron cũng từng có nhiều tranh cãi về vấn đề di cư với Thủ tướng Viktor Orban, đồng thời cáo buộc nhà lãnh đạo Hungary không tôn trọng các giá trị dân chủ của Liên minh châu Âu (EU) khi từ chối chấp nhận người di cư, tuy mới đây các nhà lãnh đạo EU vừa thông qua thỏa thuận về vấn đề di cư tại Hội nghị Thượng đỉnh EU diễn ra trong 2 ngày 28 và 29-6 vừa qua.
Trong diễn biến khác, Bộ trưởng Nội vụ Đức Horst Seehofer, lãnh đạo đảng chủ chốt trong liên minh cầm quyền ở Đức, đã nộp đơn xin từ chức sau khi có những bất đồng với Thủ tướng nước này Angela Merkel về chính sách nhập cư. Nguồn tin từ Đảng Liên minh Xã hội Kito giáo (CSU) của Đức cho biết, ông Seehofer muốn từ chức vì không thể ủng hộ chính sách nhập cư của bà Merkel, bất chấp sự thuyết phục của các quan chức cấp cao trong Chính phủ. Trước đó, ông Seehofer đã đe dọa sẽ di dời những người tị nạn ra khỏi biên giới Đức trừ khi bà Merkel có được những thỏa thuận chấp nhận được từ các nhà cầm quyền trong khối EU.