- Sử gia Mỹ: Putin đã cho cả thế giới thấy, đâu thực sự là nước siêu cường
- Hợp tác Nga-Syria-Iran ra sao sau khi Moscow rút quân khỏi Damascus?
- Không quân Nga, Syria giáng đòn chí tử vào các vị trí IS gần Qaryatayn, Palmyra
Tổng thống Nga Vladimir Putin
Phương pháp của ông Putin không phải như nguyên tắc liều lĩnh của Caesar "tôi đến, tôi thấy, tôi chinh phục", hay như lời khuyên thiếu suy nghĩ của Napoleon là "bước vào trận đánh, rồi chúng ta sẽ thấy".
Trước khi triển khai quân đến Syria, Tổng thống Putin khẳng định sứ mệnh của Nga tại Syria là bảo vệ nước Nga trước nguy cơ khủng bố chứ không phải vì âm mưu chính trị như những gì phương Tây rao giảng. Khủng bố ở Syria là mối đe dọa trực tiếp đến nước Nga, vì vậy, hành động của Moscow được quyết định không phải bởi những lợi ích trừu tượng mà bởi ý chí bảo vệ đất nước. Đó là những suy nghĩ kỹ lưỡng của ông Putin khi tiến hành hoạt động quân sự tại Damascus.
Trong bài viết của mình đăng trên một tờ báo Pháp, nhà báo le Figaro phân tích, Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) chỉ có ngôn ngữ duy nhất là vũ lực. Và chiến lược của Putin rất đơn giản nhưng quyết đoán: chỉ có vũ lực mới có thể đẩy lùi, và tiêu diệt nhóm Hồi giáo cực đoan, đó là ngôn ngữ duy nhất dành cho IS.
Tất nhiên, hành động cứng rắn của Putin trong việc tiêu diệt bọn khủng bố đã khiến cho các nhà chính trị giỏi ngụy biện không hài lòng, khó chịu. Vladimir Putin dường như không nhận được nhiều sự ủng hộ từ truyền thông phương Tây trong thời gian qua.
Nhưng thực địa chiến trường đã cho thấy, Palmyra đã được giải phóng hôm 27-3 vừa qua. "Chúng ta nên cảm ơn ai? Chúng ta nên cảm ơn ông Putin hay phương Tây?", nhà báo và nhà bình luận Figaro viết.
Ngay cả những người thành kiến chống lại cựu điệp viên KGB cũng không thể phủ nhận kết quả này. Qua sự kiện này cũng bộc lộ sự yếu kém của Mỹ và các lực lượng đồng minh. Chiến thắng Palmyra không hề có sự góp mặt của họ.
Ngoài thắng lợi đáng kể trên, theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Nga, trong hơn 5 tháng kể từ ngày 30-9-2015 tới nay, lực lượng không quân của Nga đã thực hiện 9.000 vụ không kích, sử dụng vũ khí công nghệ cao tấn công vào các mục tiêu của các nhóm khủng bố; phá huỷ gần như toàn bộ cơ sở hạ tầng và cắt đứt gần hết các tuyến vận chuyển dầu mỏ cũng như đạn dược của chúng; phá hủy 209 cơ sở khai thác và vận chuyển dầu mỏ của nhóm Hồi giáo cực đoan; phá huỷ hơn 2.000 phương tiện vận chuyển dầu mỏ; giúp Quân đội Syria giải phóng 400 cụm dân cư và hơn 10.000km2 lãnh thổ Syria. Ngoài ra, đã tiêu diệt hơn 2.000 chiến binh khủng bố có nguồn gốc từ Nga, trong đó có 17 tên chỉ huy.
Giờ đây “sứ mệnh đã hoàn thành”, Tổng thống Vladimir Putin đã rút một lực lượng quân sự cơ bản của Nga khỏi Syria. Một lần nữa, chủ nhân Điện Kremlin đã thể hiện “phong cách lãnh đạo Putin”: Quyết liệt, mưu lược, nhanh nhạy đúng thời cơ để đạt hiệu quả, chiến thắng và trở về.