Hiện chưa rõ các nhà chức trách Ai Cập sẽ làm gì để tuân theo phán quyết của tòa án nhưng có vẻ như họ đã bắt đầu chấp nhận một yêu cầu gần đây về việc chặt đứt các tuyến đường hầm buôn lậu.
Các nguồn tin giấu mặt cho biết, vào đầu tháng này các lực lượng an ninh bắt đầu đẩy chất thải qua các đường hầm, đồng thời cho biết đó là một phần trong chiến dịch mới nhằm phá hủy chúng và là chiến thuật mới mà các lực lượng an ninh đang sử dụng để ngăn chặn hoạt động buôn lậu.
Các nguồn tin giấu mặt cho biết, vào đầu tháng này các lực lượng an ninh bắt đầu đẩy chất thải qua các đường hầm, đồng thời cho biết đó là một phần trong chiến dịch mới nhằm phá hủy chúng và là chiến thuật mới mà các lực lượng an ninh đang sử dụng để ngăn chặn hoạt động buôn lậu.
Tại Gaza có vô số đường hầm như thế này đang được sử dụng để
vận chuyển không chỉ hàng hóa mà cả vũ khí nhất là tên lửa
Tại khu vực sa mạc Sinai rộng lớn hiện có hàng trăm đường hầm lớn nhỏ được bọn buôn lậu sử dụng. Người dân ở Gaza miêu tả các đường hầm này như một tuyến đường sống. Có hàng nghìn người đang làm việc trong cái đã trở thành tuyến đường thương mại trọng yếu trên lãnh thổ do lực lượng Hamas kiểm soát.
Tại Israel, các nhà chức trách cáo buộc Hamas đã sử dụng hệ thống đường hầm ngầm này để buôn lậu tên lửa và các vũ khí khác được sử dụng trong các cuộc tấn công của quân nổi dậy. Và tại Ai Cập, các nhà chức trách đổ lỗi các đường hầm này là thủ phạm của tình trạng bạo lực ở bán đảo Sinai.
Phán quyết của tòa án hành chính Cairo hôm thứ Ba, ngày 26-2 yêu cầu chính quyền Ai Cập đóng cửa và phá hủy cái mà họ mô tả là “những đường hầm bí mật bất hợp pháp”.
Sau khi xảy ra một loạt các cuộc tấn công đẫm máu ở bán đảo Sinai hồi tháng 8 năm ngoái, bộ trưởng Nội vụ Ai Cập đã đổ lỗi nguyên nhân cho các tuyến đường hầm, ông gọi chúng là tuyến đường buôn lậu của bọn khủng bố và vũ khí.
Xe ủi và cần trục được đưa đến để khóa các đường hầm bên phía Ai Cập khi chỉ huy quân đội Ai Cập cáo buộc hàng chục chiến binh thuộc các tổ chức khủng bố tại Gaza đã tổ chức một cuộc tấn công chết chóc vào những người lính gần ngã tư biên giới Rafah. Tuy nhiên hoạt động buôn lậu qua đường hầm vẫn tiếp diễn với đủ thứ hàng hóa như xi-măng, đường, quần áo…
Giới chức Mỹ và Israel nói rằng Iran đã sử dụng các đường hầm này để vận chuyển vũ khí và các bộ phận tên lửa vào Gaza.
Sơ đồ đường hầm vận chuyển vũ khí lậu tại Rafah
Vào tháng 12 năm ngoái, ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã yêu cầu Ai Cập phải có biện pháp chặn đứng hoạt động buôn lậu vũ khí qua đường hầm, vì chúng đang được sử dụng để vận chuyển vũ khí từ Lybia và Sudan cho các chiến binh ở Gaza.
“Tôi lo rằng nếu có thêm tên lửa nữa được phép tuồn vào Gaza thông qua các hầm ngầm này thì sẽ sớm có thêm xung đột xảy ra”, bà nói.
Vào tháng 11, một trong những nhân vận quyền lực nhất ở bắc Sinai nói với CNN rằng có vẻ như có nhiều tên lửa tầm xa đã được vận chuyển lậu qua các đường hầm, chúng được giấu trong các hàng hóa khác được chất trên các xe tải lớn đi qua những hầm ngầm rộng”.
Ibrahim Menai, người được báo cáo sở hữu vài đường hầm để buôn lậu nối Sinai với Gaza, tiết lộ những tên buôn lậu ở Bedouin lấy vũ khí từ Sudan bằng đường biển trên những thuyền đánh cá nhỏ và bằng đường bộ qua những vùng núi non hiểm trở.
“Vũ khí được vận chuyển lậu đến Gaza phần lớn là tên lửa Grad, tên lửa phòng không, và trong cuộc cách mạng ở Lybia gần đây nhất là tên lửa chống tăng vác vai hiện đại cũng được tuồn qua đường hầm”, Menai nói.
Tại Gaza, chiến dịch gần đây của Ai Cập nhằm xóa bỏ hệ thống đường hầm này bằng nước thải đã làm nổ ra mối quan ngại về giá thực phẩm sẽ tăng cao, những lo lắng về sự bất ổn định của một nhân tố kinh tế quan trọng và sự chỉ trích rằng chính phủ Ai Cập đang giúp đỡ Israel.
Các đường hầm này đóng một vai trò quan trọng kể từ khi Israel thực hiện phong tỏa trên dải Gaza vào năm 2007 sau khi Hamas nắm quyền kiểm soát lãnh thổ Palestine.