Thuế tiêu thụ đặc biệt không làm giảm tiêu thụ đồ uống có cồn

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN -  Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có cồn sau gần 15 năm thực hiện chưa đạt được hiệu quả mong muốn.
Nên thay đổi cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn?

Nên thay đổi cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn?

Sáng nay (8-4), CIEM tổ chức tội thảo công bố kết quả nghiên cứu Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành sản xuất đồ uống có cồn tại Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị chính sách.

TS Đặng Thị Thu Hoài- Trưởng ban nghiên cứu ngành và lĩnh vực (CIEM) cho biết, chính sách thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có cồn được kỳ vọng sẽ đạt được các mục tiêu: giảm lượng tiêu thụ đồ uống có cồn, từ đó hạn chế ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của người tiêu dùng;

Tăng thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước; đồng thời đảm bảo công bằng, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, hạn chế nguy cơ tăng tiêu thụ hàng buôn lậu và hàng kém chất lượng.

“Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan, sau gần 15 năm thực hiện, các mục tiêu này đều chưa đạt được một cách triệt để”- bà Đặng Thị Thu Hoài nói.

Theo đại diện CIEM, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng ny là do phương pháp tính thuế TTĐB hiện hành – thuế tương đối (ad valorem) không có tác động trực tiếp làm giảm tiêu thụ cồn nguyên chất, thậm chí trong dài hạn còn khuyến khích nhà sản xuất và người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm giá rẻ hơn với lượng cồn nguyên chất cao hơn – dẫn tới nguy cơ cao hơn về an toàn thực phẩm và sức khỏe cộng đồng.

Mặt khác, đối với hoạt động thu ngân sách, hệ thống thuế hiện hành không đảm bảo ổn định nguồn thu ngân sách nhà nước, mà còn làm tăng chi phí quản lý nhà nước.

Bên cạnh đó, đồ uống có cồn phi chính thức/chưa được ghi nhận chiếm đa số trên thị trường.

Cụ thể, năm 2020, khu vực đồ uống có cồn phi chính thức (chưa được ghi nhận) chiếm tới 63% tổng khối lượng lít cồn nguyên chất (LPA) và 28% tổng giá trị thị trường đồ uống có cồn tại Việt Nam. Rượu thủ công phi chính thức chiếm từ 70 – 90% tổng khối lượng LPA trong khu vực phi chính thức, tương đương khoảng 1.156 triệu USD.

Tổn thất về thuế không thu được từ khu vực rượu thủ công là khoảng 751,6 triệu USD, chiếm 29% tổng tổn thất về thuế từ khu vực phi chính thức.

Do đó, CIEM cho rằng có thể lựa chọn phương pháp tính thuế tiêu thụ đặc biệt mới (phương pháp hỗn hợp thay vì phương pháp tương đối) nhằm đạt mục tiêu tăng thu ngân sách Nhà nước và giảm tiêu thụ đồ uống có cồn.

Cùng với đó, CIEM khuyến nghị Chính phủ nên ổn định môi trường chính sách trong những năm tới, đặc biệt là chính sách thuế, nhằm giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh sau nhiều năm chịu tác động nặng nề của đại dịch Covid-19 và đẩy mạnh quản lý khu vực phi chính thức.