- Mỹ đồng ý bán cho Israel 18 trực thăng vận tải hạng nặng CH-53K
- Hải quân Mỹ hỗ trợ tàu chở dầu bị tấn công ngoài khơi vịnh Oman
- Tổng thống Joe Biden kỳ vọng tích cực với đàm phán hạt nhân chiến lược Nga - Mỹ
“Myanmar sẵn sàng hợp tác với ASEAN trong khung làm việc được thống nhất, bao gồm cả đối thoại với đặc phái viên của khối tại Myanmar”, Tướng Min Aung Hlaing cho hay.
Trong khi Tổ chức chính quyền thống nhất quốc gia Myanmar, vốn phản đối chính quyền quân sự Myanmar, cho biết, đặc phái viên cần đặt lợi ích của người dân Myanmar làm trọng tâm.
Bộ trưởng ngoại giao các nước ASEAN đang chịu áp lực phải bổ nhiệm được đặc phái viên về vấn đề Myanmar trong phiên họp vào ngày 2-8 sau nhiều tháng thảo luận.
4 ứng viên bao gồm Thứ trưởng Thái Lan Weerasak Footrakul, cựu Ngoại trưởng Indonesia Hassan Wirajuda, nhà ngoại giao Malaysia Razali Ismail và Thứ trưởng Ngoại giao Brunei Erywan Yusof.
![]() |
Thống tướng Myanmar sẵn sàng hợp tác với đặc phái viên ASEAN |
ASEAN cũng sẽ đề xuất cung cấp viện trợ cho Myanmar, bao gồm các hỗ trợ để chống lại đại dịch Covid-19.
Liên Hợp Quốc, Trung Quốc, Mỹ và nhiều quốc gia khác đều xác định rằng, ASEAN là đối tượng thích hợp nhất để giúp giải quyết tình hình bất ổn tại Myanmar.
Myanmar đã chìm trong bất ổn do bạo lực, kinh tế suy thoái và đại dịch kể từ khi cuộc chính biến diễn ra hồi tháng 2.
Trong phiên họp vào tháng 4-2021, ASEAN đã đưa ra được bản kế hoạch 5 điểm về tình hình Myanmar, tuy nhiên, nó vẫn chưa được đi vào thực tiễn do thiếu sự lãnh đạo của một đặc phái viên, cũng như sự phối hợp của chính quyền quân sự.