- [ẢNH] Ly khai miền Đông chịu thiệt hại nặng sau các cuộc tấn công của quân đội Ukraine
- [ẢNH] Điểm mặt hệ thống tên lửa bắn hạ máy bay MH17
- Chi tiết vụ nghi phạm bắn rơi máy bay MH17 bị an ninh Ukraine bắt giữ rồi lại thả

Hiện trường máy bay MH17 rơi ở miền Đông Ukraine
“Nhà chức trách Malaysia nên liên hệ với chúng tôi thông qua đại sứ quán hoặc luật sư, để họ có thể thông báo cho Chính phủ Malaysia về những cách thức có thể được tổ chức, nếu các điều kiện được đáp ứng”, ông Resch nói.
Hôm thứ Năm tuần trước, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad nói trong một cuộc phỏng vấn rằng Malaysia đã sẵn sàng nghiên cứu các bằng chứng được ông Resch thu thập.
Trước đó, vào tháng 7-2019, thám tử Resch, người đã độc lập điều tra thảm họa MH17 kể từ năm 2014 theo đơn đặt hàng của một khách hàng giấu tên, đã cố gắng gửi tài liệu mới có khả năng tạo đột phá về vụ án cho Đội điều tra chung (JIT) do Hà Lan lãnh đạo, nhưng đã bị từ chối.
Chuyến bay mang số hiệu MH17 của Malaysia Airlines, đã bị bắn hạ vào ngày 17-7-2014 khi nó đang bay qua miền Đông Ukraine, nơi diễn ra cuộc xung đột quân sự giữa quân đội Ukraine và Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng.
Kiev đã ủy thác cuộc điều tra về vụ việc cho Hà Lan, nhưng thậm chí trước khi cuộc điều tra bắt đầu, các chính phủ phương Tây đã cáo buộc Nga cung cấp cho DPR vũ khí được cho là đã hạ máy bay. Tuy nhiên, Matxcơva nhiều lần lên tiếng phủ nhận cáo buộc trên.