Taxi truyền thống – công nghệ: Không nhất thiết phải đối đầu

ANTD.VN -Taxi công nghệ ra đời đã tạo ra ảnh hưởng không hề nhỏ đối với các doanh nghiệp taxi truyền thống. Tuy nhiên, với nhu cầu và thị hiếu ngày càng đa dạng và phong phú của thị trường Việt Nam, vẫn có đủ “đất” để taxi truyền thống và taxi công nghệcùng phát triển.  

Cuộc chạy đua nâng cao chất lượng

Sự ra đời của taxi công nghệ đã gây nên một làn sóng phản ứng khá dữ dội từ các hãng taxi truyền thống trên khắp thế giới. Tuy vậy, tiếng nói của những người thụ hưởng dịch vụ - tức hành khách, lại không thực sự được lắng nghe nhiều.

Trong tháng 7 và tháng 8 năm ngoái, Uber đã phối hợp công ty nghiên cứu thị trường Audience Project thực hiện một đề án khảo sát ý kiến đối với 1.029 người ở Hà Nội và 1.009 người tại TP.HCM. Khảo sát cho thấy rằng, có khoảng 50% người đang sở hữu ôtô riêng tại ở hai khu vực này đang cân nhắc việc từ bỏ chiếc xe vì những khó khăn trong quá trình đi lại. Tỷ lệ người nghĩ đến việc bán xe ở Hà Nội là 48% và ở TP.HCM là 49%.

Khảo sát được thực hiện bởi công ty nghiên cứu thị trường Audience Project và Uber, thực hiện từ tháng 7 đến tháng 8 năm ngoái tại Hà Nội và TP.HCM.

Số liệu còn chỉ ra rằng, người dân hai thành phố có thái độ khá tích cực với các dịch vụ như Uber, hay Grab. Cụ thể, có đến 42% người sở hữu ôtô ở TP.HCM đồng ý đây là một phương thức thay thế khả thi và 31% cho rằng nó có thể thay thế ôtô cá nhân hoàn toàn. Ba nguyên nhân chính mà họ ủng hộ các dịch vụ này là sự linh động khi sử dụng, tiết kiệm thời gian khi không phải tìm chỗ đỗ xe và chi phí rẻ hơn nhiều so với taxi truyền thống.

Khi Uber rời đi, Grab, Go-Viet, Vato, Mai Linh Bike, FastGo … tiếp tục duy trì và phát triển dịch vụ gọi xe công nghệ, vốn đang được nhiều hành khách ủng hộ. Hơn 175.000

Rõ ràng, sự cạnh giữa taxi công nghệ và taxi truyền thống cũng là động lực để hai bên cùng phát triển. Ngày càng nhiều hành khách cảm nhận sự cải thiện chung của thị trường taxi, đặc biệt là taxi truyền thống.

Công nghệ vào cuộc, thu nhập tài xế tăng vọt

Vài năm gần đây, khi “căng thẳng” giữa taxi truyền thống và taxi công nghệ lên cao ở Việt Nam, nhiều luồng dư luận cho rằng, sự cạnh tranh này ảnh hưởng tiêu cực tới tài xế. Cụ thể, một số hãng taxi lớn tuyên bố đến hàng nghìn tài xế phải nghỉ việc. Trong khi đó, không ít các hãng taxi nhỏ ở TP.HCM, Hà Nội hay cả Đà Nẵng phải vội vã sáp nhập với nhau để tồn tại.

Tuy nhiên, tương tự như câu chuyện phản ứng của hãng xe được chú ý nhiều hơn hành khách, các trường hợp “cay đắng” dường như chỉ mới là một bên của câu chuyện. Không ít trong số các tài xế nghỉ việc tiếp tục nghề tài xế với một hãng taxi công nghệ nào đó.

“Tôi từng chạy taxi cho Mai Linh gần 8 năm. Khi Grab về Việt Nam thì tôi nhận ra là thời điện đại này cái gì cũng phải công nghệ hóa nên quyết định chuyển sang chạy GrabCar, đến nay cũng gần 3 năm rồi”, anh Mai Văn Khiển – đối tác tài xế GrabCar (Hà Nội) kể lại và cho biết thu nhập của anh hiện tầm 20 triệu đồng mỗi tháng, có cải thiện so với công việc trước đây.

Cuộc sống gia đình của anh Mai Văn Khiển – đối tác tài xế GrabCar cải thiện hơn từ ngày anh chuyển sang làm việc với Grab.

Thâm niên hơn anh Khiển, anh Phan Văn Chiến (Hà Nội) đã từng chạy cho một hãng taxi truyền thống hơn 13 năm. Mức thu nhập với công việc cũ lúc đó là khoảng 20 triệu đồng mỗi tháng, anh cảm thấy cũng đủ. Tuy nhiên, khi quyết định trở thành đối tác tài xế GrabCar, anh cảm thấy thu nhập và cuộc sống cải thiện hơn rất nhiều.

“Công việc tài xế công nghệ tiện lợi hơn so với tài xế taxi truyền thống, nhất là thời gian cá nhân được thoải mái hơn, không có áp lực phải tìm chỗ đón khách. Từ ngày có sự hỗ trợ của công nghệ, khách hàng có thể tự động kết nối với tài xế qua hệ thống một cách nhanh chóng, lượng khách hàng ngày cũng đều và ổn định hơn rất nhiều.” - anh Chiến chia sẻ.

Với anh Chiến – đối tác tài xế GrabCar, giờ đây không còn áp lực phải tìm chỗ đón khách như trước đây.

Chẳng những thế, chất lượng cuộc sống của đối tác tài xế taxi công nghệ còn được nâng cao. Nhiều người cho biết họ học hỏi thêm được nhiều kĩ năng nhờ các lớp đào tạo của Grab (lớp học kĩ năng, lớp học Tiếng Anh, đối tác tài xế mới còn được Grab đào tạo về phần mềm, chế tài, quy tắc ứng xử khi làm việc…). Ngoài ra, họ còn học được từ chính hành khách của mình. “Điều mà anh thích nhất là anh được tiếp xúc nhiều người, cải thiện được kiến thức của bản thân”, anh Khiển chia sẻ thêm.

Hợp tác hay kéo nhau đi xuống?

Đâu đó ở trên đường phố hay thậm chí trong phiên tòa trên thế giới và cả Việt Nam, cuộc đối đầu của taxi công nghệ và taxi truyền thống vẫn đang diễn ra. Tuy nhiên, hợp tác đi lên hay đua nhau cùng xuống là quyết định mà không phải ai cũng bình tĩnh.

Thực tế, chưa một thành phố nào mà loại hình taxi truyền thống hoàn toàn “chết” vì Uber hay Grab. Chỉ có những cải tiến được tốt hơn đang đến với các bên. Ở một thị trường rộng lớn, phong phú về nhu đầu và điều kiện đi lại như Việt Nam, cơ hội là có đủ cho cả hai.

Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam dự báo sẽ có 50% dân số Việt Nam sẽ sống tại đô thị vào khoảng năm 2040. Ngoài xe máy, ôtô cá nhân, lực lượng dân cư đô thị này đang cần nhiều lựa chọn khác từ taxi, xe buýt, tàu điện đến các dịch vụ chia sẻ xe.

Ở thời điểm hiện tại, taxi truyền thống hoàn toàn lợi thế về độ ổn định giá cả, khả năng tập trung phục vụ cao ở các điểm công cộng lớn như nhà ga, bến cảng, trung tâm sự kiện…Trong khi đó, taxi công nghệ là sự lựa chọn với chi phí linh hoạt, mức độ thân thiện và minh bạch. Một cú bắt tay của hai phía là vô cùng khả thi.

Gần đây, công ty vận tải truyền thống ComfortDelGro đã hợp tác với nhà cung cấp dịch vụ MaaS Global (Phần Lan), một doanh nghiệp tương tự Grab, để phát triển một ứng dụng tập hợp tất cả các phương tiện vận tải - taxi, xe buýt, tàu hỏa, ôtô cho thuê và thậm chí là xe đạp. Được gọi là WHIM, ứng dụng sắp ra mắt sẽ cung cấp cho người dùng khả năng truy cập vào nhiều dịch vụ vận tải khác nhau tại Phần Lan, Bỉ, Hà Lan, Vương quốc Anh và hiện đã đến Singapore. Đây là ví dụ minh họa rõ ràng cho khả năng hợp tác cùng phát triển giữa taxi truyền thống và taxi công nghệ.

Ý nghĩa của kinh tế chia sẻ nằm ở chỗ, sẽ luôn có vị trí dành cho tất cả mọi người trong nền kinh tế kỹ thuật số mới này. Nếu chúng ta cùng tồn tại một cách thân thiện và hợp tác với mục tiêu tối hậu để phục vụ khách hàng tốt nhất. Cạnh tranh là tốt - chỉ khi việc đó là vì lợi ích của mọi người. Cạnh tranh hoàn toàn không hướng đến những cuộc chiến nhỏ nhặt, vô nghĩa mà gây hại nhiều hơn cho lợi ích xã hội.