- Xe dán bản đồ Việt Nam không có Hoàng Sa, Trường Sa sẽ bị phạt tới 40 triệu đồng?
- ‘Trung Quốc tiếp tục tìm cách thay đổi hiện trạng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông’
- Yêu sách đòi chủ quyền ở Biển Đông của Trung Quốc là bất hợp pháp

Cùng ngày, Phát ngôn viên của Hải quân Mỹ xác nhận, tàu khu trục có tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke USS Ralph Johnson (DDG 114) đã thực hiện tự do hàng hải ở Biển Đông. Tàu USS Ralph Johnson đã được triển khai trong các hoạt động an ninh hàng hải và hợp tác an ninh vì một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở.
“Mỹ duy trì tự do hàng hải như một nguyên tắc. Chừng nào mà một số quốc gia tiếp tục yêu sách và áp đặt giới hạn vượt quá thẩm quyền của họ theo luật pháp quốc tế, Mỹ sẽ tiếp tục bảo vệ các quyền và tự do về biển cho tất cả mọi người. Không thành viên nào trong cộng đồng quốc tế bị đe dọa buộc phải từ bỏ quyền và tự do của họ”, thông cáo của Hải quân Mỹ khẳng định.
Mỹ đang điều chỉnh chính sách về Biển Đông của mình, khẳng định không còn quan điểm trung lập nữa mà ủng hộ phán quyết của tòa trọng tài quốc tế năm 2016 và chính thức bác bỏ nhiều yêu sách của Trung Quốc đối với tuyến hàng hải quan trọng này, Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết hôm 13-7.
“Các tuyên bố của Bắc Kinh đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi trên hầu hết Biển Đông cũng như chiến dịch bắt nạt để kiểm soát vùng biển này là hoàn toàn bất hợp pháp”, ông Mike Pompeo nhấn mạnh.

Trong những tháng gần đây, quân đội Mỹ đã tăng cường các hoạt động ở Biển Đông để đáp lại những gì Lầu Năm góc mô tả là Trung Quốc gia tăng hoạt động nhằm ép buộc các nước láng giềng và các yêu sách hàng hải bất hợp pháp của họ ở Biển Đông trong khi khu vực và thế giới đang tập trung vào việc giải quyết đại dịch Covid-19.