- Vì sao đoàn Việt Nam không dám 'mơ' huy chương Vàng Olympic Tokyo?
- Nữ VĐV đầu tiên cầm cờ đoàn Việt Nam tại Olympic Tokyo 2020
- VĐV 20 tuổi mất tích khi sang Nhật Bản dự Olympic Tokyo
Thống kê từ khi hội nhập với thể thao quốc tế ở Olympic năm 1980 tại Moskva - Nga, thể thao Việt Nam đã tham dự 9 kỳ, với 152 lượt VĐV tranh tài.
Trước giờ khai mạc Olympic Tokyo (diễn ra từ 23-7 đến 8-8-2021 tại Nhật Bản), hãy cùng nhìn lại chặng đường chinh phục giải đấu lớn nhất, khắc nghiệt nhất thế giới của thể thao nước nhà.
![]() |
Từ trái qua: Hoàng Xuân Vinh, Trần Hiếu Ngân, Hoàng Anh Tuấn, Trần Lê Quốc Toàn |
Olympic Moskva (Nga) 1980: Đoàn Việt Nam tham dự với 31 VĐV, không giành huy chương.
Olympic Los Angeles (Mỹ) 1984: Không tham dự.
Olympic Seoul (Hàn Quốc) 1988: Tham dự với 10 VĐV, không giành huy chương.
Olympic Barcelona (Tây Ban Nha) 1992: Tham dự với 7 VĐV, không giành huy chương.
Olympic Atlanta (Mỹ) 1996: Tham dự với 6 VĐV, không giành huy chương.
Olympic Sydney (Australia) 2000: Đoàn Việt Nam tham dự với 7 VĐV, lần đầu tiên có tên trên bảng tổng sắp huy chương, với tấm HCB của nữ võ sĩ taekwondo Trần Hiếu Ngân ở hạng cân 57kg.
Olympic Athens (Hy Lạp) 2004: Tham dự với 11 VĐV, không giành huy chương.
Olympic Bắc Kinh (Trung Quốc) 2008: Tham dự với 21 VĐV, giành 1 HCB nhờ công của lực sỹ cử tạ Hoàng Anh Tuấn (hạng 56 kg nam).
Olympic London (Anh) 2012: Tham dự với 18 VĐV, giành 1 HCĐ sau khi Trần Lê Quốc Toàn được đôn từ hạng tư nội dung 56kg lên vị trí thứ ba, thế chỗ VĐV của Azerbajan bị tước huy chương vì doping.
Olympic Rio (Brazil) 2016: Việt Nam có kỳ đại hội thành công nhất lịch sử khi tham dự với 23 VĐV, trong đó xạ thủ bắn súng Hoàng Xuân Vinh xuất sắc giành 1 HCV nội dung 10m súng ngắn hơi và 1 HCB nội dung 50m súng ngắn. Đây là tấm HCV đầu tiên của Việt Nam trong lịch sử tham dự Thế vận hội.
Olympic Tokyo (Nhật Bản) 2021: Chúng ta tham dự với 18 VĐV, trong đó hy vọng huy chương tiếp tục đặt vào cử tạ, bắn súng - hai môn thi góp tới 85% số huy chương trong lịch sử.