- Năm đầu xuất khẩu sầu riêng, Việt Nam thu hơn 2 tỷ USD trong 11 tháng
- Xuất khẩu rau quả, gạo tăng vọt, mang về gần 8 tỉ USD trong 9 tháng
- Xuất khẩu sầu riêng trúng lớn, thương lái “tranh mua, tranh bán” nhiễu loạn thị trường
Theo ông Dương, sau khi sầu riêng được cấp phép xuất khẩu chính ngạch sang nước này (tháng 7/2022), kim ngạch xuất khẩu sầu riêng trong năm nay đã tăng kỷ lục, đạt hơn 2,2 tỷ USD, tăng gấp 5 lần so với năm ngoái. Tuy nhiên, trong số này chủ yếu mới chỉ xuất khẩu trái tươi.
Sau chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nhiều triển vọng mới về xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường 1,4 tỷ dân đang được mở ra.
Sầu riêng đông lạnh của Việt Nam sắp được Trung Quốc cấp "visa" nhập khẩu |
"Đến thời điểm này, Cục Bảo vệ thực vật đã hoàn thành thủ tục và hồ sơ đề nghị Trung Quốc cấp phép nhập khẩu sầu riêng đông lạnh. Từ nay đến đầu năm 2024, Cục sẽ đàm phán với Trung Quốc để mở cửa, cùng với đó là các sản phẩm như quả dừa, hoa quả có múi, bơ, na, roi", ông Dương cho hay.
Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, nếu sầu riêng đông lạnh Việt Nam được cấp phép, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng sẽ tăng thêm 30% tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này mỗi năm.
Hiện Trung Quốc là thị trường có nhiều tiềm năng cho sầu riêng. Năm 2025, dự báo dung lượng thị trường sầu riêng của Trung Quốc có thể đạt 20 tỷ USD và cả thế giới là 28,6 tỷ USD. Hiện 90% sầu riêng loại ngon của Việt Nam đã xuất khẩu qua Trung Quốc. Tuy nhiên xét theo tổng lượng nhập khẩu của thị trường 1,4 tỷ dân, thị phần của hàng Việt Nam chỉ chiếm 5%.
Cùng với sầu riêng đông lạnh, nếu các mặt hàng khác như dừa tươi, bơ, bưởi… được ký Nghị định thư cũng sẽ giúp ngành rau quả tăng thêm ít nhất 1 tỷ USD. Trong năm 2024, xuất khẩu rau quả kỳ vọng tiếp tục mang về kết quả tích cực.