- Các nước lớn phản ứng gì trước cuộc đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ?
- Đảo chính tại Thổ Nhĩ Kỳ thất bại, ít nhất 60 người thiệt mạng
- Vụ đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ: Mỹ, NATO liệu có hành động?
Chính trị gia nổi tiếng cá tính và mạnh mẽ - ông Erdogan - liệu có dẹp tan được phe chống đối?
Sau một đêm bạo lực kinh hoàng giữa một bên là quân đội đảo chính, một bên là người dân và các lực lượng an ninh trung thành với ông Erdogan, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim đã tuyên bố đóng cửa không phận và sẵn sàng bắn hạ tất cả máy bay không phép nào. Điều đó có nghĩa là máy bay “lạ” hay… quen đều có thể bị bắn, nếu không được Ankara cho phép bay.
Cảnh báo trên được đưa ra chỉ vài giờ sau khi lực lượng trung thành với ông Erdogan trên chiến đấu cơ F-16 bắn hạ một chiếc trực thăng nghi chở những người cầm đầu vụ đảo chính.
Trước đó, khi vụ đảo chính diễn ra, quân đội đã dùng máy bay chiến đấu và trực thăng bay rà qua lại trên bầu trời như để thị uy quyền lực.
Những thông tin đến thời điểm hiện tại cho biết, chính quyền của ông Erdogan đang dần giành lại quyền kiểm soát từ tay lực lượng đảo chính. Trước đó, lực lượng này đã kiểm soát cầu, đường cũng như các kênh truyền thông chính thức, như đài truyền hình nhà nước TRT TV.
Tới giờ, TRT TV đã trở về tay chính quyền Erdogan. Các nhà báo tại TRT TV nói rằng họ bị lực lượng đảo chính bắt làm con tin, và buộc họ phải đọc những tuyên bố chống chính phủ, như việc sẽ sớm soạn thảo bản hiến pháp mới.
Trước đó, lực lượng đảo chính lập ra chính phủ lâm thời gọi là “Hội đồng Hòa bình” với tuyên bố sẽ thiết lập lại nền dân chủ và nhân quyền ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Song lực lượng này dần đánh mất lợi thế khi để cho quân đội nổ súng vào đám đông thường dân biểu tình chống đảo chính, ủng hộ ông Erdogan.