- Kremlin: Nga bận đánh IS cả ngày lẫn đêm, Mỹ chỉ mải đàm phán
- Cấm hành khách mang thiết bị điện tử lên máy bay
- Phà Sewol được trục vớt, 3 năm sau thảm họa kinh hoàng
"Tôi tin rằng, đó là lợi ích quốc gia khi chúng ta giúp được lực lượng an ninh Iraq giữ kẻ thù chung ở trạng thái không thể phát triển. Tôi không thấy lí do nào để rút hết lực lượng một lần nữa và phải đối mặt với những bài học giống nhau", Bộ trưởng Mattis nói trước Uỷ ban quốc phòng thượng viện Mỹ, ám chỉ tới việc Mỹ rút quân đội khỏi Iraq vào năm 2014.
Việc cựu Tổng thống Obama ra lệnh rút toàn bộ quân đội Mỹ khỏi Iraq luôn bị phe đối lập chỉ trích là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của IS.

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ James Mattis
Chỉ 3 năm sau khi lính Mỹ rút đi, IS đã nổi dậy và càn quét một phần lớn lãnh thổ ở Iraq, trong khi quân đội quốc gia không đủ sức và thậm chí cũng không có tinh thần chiến đấu chống lại điều này.
Tuy nhiên, chưa cho dấu hiệu nào cho thấy Mỹ sẽ mở một chiến dịch can thiệp quân sự quy mô lớn ở Iraq như từng làm gần 15 năm trước mà theo ông Joseph Dunford, lực lượng của Mỹ sẽ tiếp tục duy trì biện pháp hỗ trợ quân đội Iraq như hiện nay, bao gồm việc huấn luyện, tư vấn chiến thuật và cung cấp trang thiết bị quân sự.
Số binh lính Mỹ ở Iraq hiện nay đang vào khoảng 5000 đến 6000 người và sẽ có khả năng tăng thêm trong thời gian tới nhằm đẩy mạnh chiến dịch giải phóng Mosul khỏi sự kiểm soát IS.