- Việt Nam nỗ lực vì Một Cộng đồng ASEAN gắn kết và thịnh vượng
- Việt Nam tự tin trong vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
- Indonesia đấu tranh với lực lượng đông đảo tàu Trung Quốc ở vùng biển Natuna

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình đối với chủ quần đảo Hoàng Sa và Việt Nam. Là quốc gia thành viên của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982, Việt Nam được hưởng đầy đủ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển của mình, được xác lập phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển.
“Đồng thời Việt Nam cũng bảo lưu quyền chủ quyền đối với thềm lục địa mở rộng bên ngoài 200 hải lý tại khu vực Biển Đông như đã nêu tại Công hàm gửi Ủy ban ranh giới thềm lục địa năm 2019”, Người phát ngôn nêu rõ.
Giữa tháng 12-2019, Malaysia đã đệ trình Liên hợp quốc tuyên bố thiết lập các giới hạn thềm lục địa của Malaysia tại phần phía bắc của Biển Đông. Trong Quốc lên tiếng phản đối và thúc giục Liên hợp quốc không chấp nhận đệ trình của quốc gia Đông Nam Á này.
Trước đây, năm 2009, Malaysia và Việt Nam cũng đã đưa ra một đệ trình chung gửi Liên hợp quốc về một phần của thềm lục địa của hai nước tại phần phía Nam Biển Đông.