- Nhà máy Fukushima phát hiện rò rỉ hơn 100 tấn nước nhiễm phóng xạ
- Nhật tăng cường các biện pháp trừng phạt lên Nga
- Phát triển an toàn điện hạt nhân
Dấu vết của đồng vị phóng xạ có liên quan tới nhà máy hạt nhân Fukushima, đã được phát hiện thấy ở ngoài khơi California, Mỹ cách đất liền khoảng 160 km, Viện Hải dương học Woods Hole (WHOI) thông báo vào hôm 10-11.
Mẫu vật được lấy từ khu vực hiện trường được kết luận là đồng vị phóng xạ cesium-134, vốn là loại chất chỉ có ở nhà máy Fukushima, theo nhóm các nhà khoa học ở California. Ở khu vực này, nhiều nhà nghiên cứu cũng đã từng tìm ra dấy vết của đồng vị cesium-137 sau nhiều lần thử vũ khí hạt nhân những năm 1950 và 1960.
Một góc của nhà máy hạt nhân Fukushima
Tuy nhiên, mức độ phóng xạ vừa được phát hiên bởi WHOI được cho là “ngoài mức nguy hiểm đối với sức khoẻ con người và sinh vật biển”. Trong một bài phỏng vấn với đài Northwest Public Radio, nhà nghiên cứu Ken Buesseler đã thừa nhận tính chính xác của việc tìm ra chất phóng xạ, tuy nhiên, khẳng định điều này không đáng lo với các loài sinh vật và con người quanh khu vực này.
Mức độ nhiễm phóng xạ được tìm ra thấp hơn 1.000 lần so với mức cho phép, Văn phòng Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) cho biết.
Mặc dù các nhà hải dương học Canada đã phát hiện thấy chất đồng vị cesium-134 ngoài khơi đảo Vancouver từ năm 2013, tuy nhiên, chính phủ Mỹ vẫn chưa hề có động thái nhằm giám sát mức độ phóng xạ quanh khu vực này. Hầu hết việc thu lượm mẫu phẩm đều được tiến hành bởi các người dân sống gần biển và chuyển đến cho các nhà khoa học.
Trong khi đó, một nghiên cứu độc lập được tiến hành bởi đại học Oregon vào đầu năm nay lại khẳng định không có bất kì dấu hiệu nào cho thấy chất phóng xạ được tìm thấy ở duyên hải tây bắc Thái Bình Dương.
Sau thảm hoạ động đất sóng thần vào tháng 3-2011 ở Nhật Bản, 3 lò phản ứng hạt nhân của nhà máy Fukushima đã gặp sự cố và làm phát tán một lượng lớn chất phóng xạ ra biển. Các nhà khoa học dự đoán quá trình loại bỏ chất phóng xạ có thể sẽ mất hàng thập kỉ.