Phóng viên chiến trường của Trung Quốc "chạy đua" ra điểm nóng

ANTD.VN - Đến những năm 1990, việc các nhà báo Trung Quốc tác nghiệp tại các vùng chiến sự trên thế giới vẫn còn rất hiếm hoi. Tuy nhiên ngày nay, từ Mosul, Iraq tới Misrata, Libya, đội ngũ phóng viên này đã in dấu chân khắp toàn cầu với tham vọng phản ánh từ những khu vực “nóng” nhất Trái đất.

Viên Văn Dật- phóng viên Đài Truyền hình Phương Đông - Thượng Hải ở miền Đông Libya

Lần đầu tiên Trần Húc cảm nhận được mùi vị chiến tranh đó là ngày 15-11-2012, khi nhà báo trẻ người Trung Quốc này đang trên đường tới Dải Gaza sau khi Israel bắt đầu một cuộc tấn công lớn. Tên lửa đất đối không trút xuống vùng đất này và phía Hamas cảnh báo “cánh cửa địa ngục” đã mở. Khi đó, Chen, một phóng viên 24 tuổi đến từ Tân Hoa xã chỉ nhận ra “Dải Gaza đang cháy” khi đi qua Trạm kiểm soát Erez.

Trải nghiệm hiếm hoi

Trần Húc, là điển hình của làn sóng mới với những phóng viên chiến trường chủ yếu là những người trẻ, có học vấn cao và thích phiêu lưu tìm đến các điểm xung đột trên toàn cầu. Học tiếng Ả-rập tại trường Đại học Ngoại ngữ của Bắc Kinh, Chen bắt đầu làm việc tại trụ sở của Tân Hoa xã từ năm 2009.

Năm sau, khi phong trào mùa xuân Ả-rập bắt đầu, anh được điều đến Thủ đô Cairo, Ai Cập để tăng cường cho văn phòng thường trú tại đây. Tuy nhiên, anh đã thẳng thắn nói rằng chỉ muốn xông vào vùng chiến tuyến. Kết quả là tháng 2-2011, Chen hạ cánh xuống sân bay Tel Aviv (Israel) để hỗ trợ 2 nhà báo khác của hãng thông tấn này đưa tin về cuộc xung đột Israel-Palestine.

Trong năm 2011, hàng chục phóng viên Trung Quốc - một con số kỷ lục có mặt ở Libya để đưa tin về sự sụp đổ của chế độ Tổng thống Gaddafi. Với xu hướng bùng nổ truyền thông, Tân Hoa xã cho biết hiện nay họ có khoảng 180 nhà báo thường trú ở nước ngoài, tăng 80% so với 4 năm trước. 

Sinh ra và lớn lên ở Hàng Châu, Trần Húc nhớ lại lần đầu cảm thấy sốc khi thấy 2 triệu cư dân ở Dải Gaza sống chen chúc trong một diện tích nhỏ hẹp, thậm chí còn nhỏ hơn quận Hải Điến ở Bắc Kinh. Trải nghiệm chiến tranh đầu tiên của anh đến vào 1 năm sau đó, chỉ trong cuộc xung đột 8 ngày mà cả hai bên có tới 170 người thiệt mạng. Một buổi chiều, anh trò chuyện với 2 nhà báo Palestine và chỉ chưa đầy 1 tiếng sau, họ đã tử nạn do xe chở họ bị trúng pháo của Israel.

Một trong số ít các thành viên nữ của thế hệ phóng viên chiến trường của Trung Quốc hiện nay là Yuan Wenyi. Nhiều năm kinh nghiệm tác nghiệp tại hiện trường, trong đó có thảm họa động đất Tứ Xuyên năm 2008, Viên Văn Dật cho biết, ban đầu bị Ban biên tập Đài Dragon TV của Thượng Hải từ chối đề nghị đến đưa tin về “điểm nóng” Libya vì cô là phụ nữ.

Nhưng cuối cùng, cô đã có 4 tháng trải nghiệm ở thành trì nổi dậy Benghazi cùng với đồng nghiệp từ các báo khác. “Mắt tôi giúp khán giả nhìn thấy thực sự chiến tranh và xung đột là như thế nào”, Yuan, 36 tuổi, người cũng từng tác nghiệp ở Ukraine và Syria cho biết.

Cuộc đua của truyền thông

Theo tác giả một cuốn sách về phóng viên chiến trường của Trung Quốc, khoảng 20 năm trước, các tòa soạn báo ở Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu bắt đầu cuộc đua cử phóng viên đến vùng xung đột như Chiến tranh vùng Vịnh và Kosovo. Năm 2008, cuộc đua tranh trở nên sôi nổi hơn sau khi Bắc Kinh tuyên bố sẽ bơm 20 tỷ Nhân dân tệ vào các phương tiện truyền thông Nhà nước như Tân Hoa Xã, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc, Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc và Nhân dân Nhật báo - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong một nỗ lực “để có được thông điệp của mình ở thế giới bên ngoài”.

Không chỉ vậy, các tòa soạn báo và kênh truyền hình tư nhân cũng tham gia lĩnh vực này. Trong năm 2011, hàng chục phóng viên Trung Quốc - một con số kỷ lục có mặt ở Libya để đưa tin sự sụp đổ của chế độ Tổng thống Gaddafi. Với xu hướng bùng nổ truyền thông như vậy, Tân Hoa xã cho biết hiện giờ họ có khoảng 180 nhà báo ở nước ngoài, tăng 80% so với 4 năm trước. 

Sau một kỳ nghỉ ngắn để mừng con gái đầu lòng chào đời, Trần Húc lại được cử tới Baghdad vào tháng 9-2014, gần như ngay sau khi nhà báo Mỹ James Foley bị các chiến binh Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng hành quyết. Anh tâm sự, nhiều lúc cứ nghĩ, nếu chiếc xe bên cạnh phát nổ chắc không còn cơ hội sống sót.

Nhưng vì cô con gái đang đợi ở quê nhà, anh tự nhủ rằng không thể chết hoặc bị thương, phải giữ mạng sống cho mình. Nguy hiểm là vậy nhưng phóng viên 29 tuổi này tự hào nói: “Tôi khác với những người bằng tuổi. Tôi được mở mang nhiều điều. Tôi không chỉ thấy cuộc sống ở Bắc Kinh, Trung Quốc mà còn thấy cuộc sống thực trên toàn thế giới”.