Pháp tìm cách giải quyết khủng hoảng hạt nhân

ANTĐ - Tổng thống Pháp Francois Hollande vừa chủ trì một cuộc họp với nội các, bao gồm Bộ trưởng Tài chính Michel Sapin, Bộ trưởng Ngoại giao Laurent Fabius và Bộ trưởng Năng lượng Segolene Royal, để thảo luận về ngành công nghiệp hạt nhân của nước này.

Trong bối cảnh thế giới đang mất niềm tin vào vấn đề năng lượng hạt nhân sau vụ thảm họa tại nhà máy Fukushima ở Nhật Bản vào tháng 3-2011, cũng như nhiều vấn đề lớn khác ở những nhà máy điện mới xây dựng, Pháp đã rơi vào một cuộc khủng hoảng năng lượng hạt nhân.

Lò phản ứng hạt nhân mới tại Flamanville, Pháp

Sau vụ thảm hoạ ở Nhật Bản, Đức đã đẩy nhanh kế hoạch đóng cửa các lò phản ứng hạt nhân của nước này, trong khi người dân Ý cũng đã bỏ phiếu trong một cuộc trưng cầu dân ý, phản đối kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân mới của chính phủ. Đối với Pháp, Tổng thống Hollande tuyên bố, sẽ giảm thiểu việc sử dụng năng lượng hạt nhân xuống 1/3 so với mức hiện hành.

Điều nay ngay lập tức ảnh hưởng đến Tập đoàn hạt nhân Avera của Pháp. Trước đó Avera đã phải đối mặt với các vấn đề kỹ thuật tại nhà máy điện hạt nhân mới xây tại Flamanville, miền bắc nước Pháp.

Sau khi tiết lộ mức thua lỗ kỉ lục 5.4 triệu USD vào năm 2014, công ty Areva NP thuộc Tập đoàn Areva đã được bán cho Tập đoạn Điện lực Pháp (EDF). Tháng 3-2015, cơ quan đánh giá tín dụng Standard & Poor đã xếp hạng Avera xuống mức BB (mức không nên đầu tư). Chính vì vậy, ông Hollande và chính phủ Pháp đang xem xét một số kế hoạch để giải cứu cho Areva.

Vấn đề trở nên tồi tệ hơn khi Pháp đang phải đối mặt với việc giải quyết 16 tấn plutonium, vốn không thể được đưa sang Nhật Bản sau thảm hoạ Fukushima. Nhật Bản và Pháp sẽ có cuộc hội đàm vào ngày 9-7 về vấn đề này, khi Tập đoàn Areva đang có nguy cơ thua lỗ lên tới hàng tỉ USD.