- Nổ bom xe ở Syria: 31 người thiệt mạng, 170 người bị thương
- Hợp tác tin tưởng nhau giữa Nga-Mỹ quyết định đến tương lai Syria
- Nga và Syria triển khai chiến dịch nhân đạo cho các tay súng hạ vũ khí
Dưới đây là 5 điều ít biết về thành phố Aleppo, nơi đã bị chia cắt bởi quân đội chính phủ ở phía tây và phe nổi loạn ở phía đông từ tháng 7-2012. Đây là khu vực mà các chuyên gia khẳng định rằng, sẽ là một bước ngoặt nếu lực lượng nào tái chiếm toàn bộ thành phố.
Aleppo bước vào chiến tranh
Vào tháng 4-2011, hàng nghìn sinh viên tụ tập biểu tình chống chính phủ ở Aleppo. Khi những sinh viên này bị đàn áp một cách dã man, phe nổi loạn đã tấn công lại và chiếm được một vài khu vực trong thành phố, điều được sử dụng làm bàn đạp cho một cuộc công kích lớn hơn vào tháng 7-2012.
Aleppo đã rơi vào chiến tranh từ tháng 4-2011
Chính quyền Syria điều quân đội với nhiều xe tăng để trấn áp và chia rẽ thành phố này thành khu vực phía đông và phía tây. Đợt không kích đầu tiên của quân đội Syria cũng được tiến hành trong thời gian này.
Một vài khu vực nhỏ trong thành phố hiện nay còn được kiểm soát bởi lực lượng người Kurd hoặc các phiến quân khủng bố.
Một thành phố tan nát
Thành phố từng có nền kinh tế phát triển giờ đã bị tàn phá tan hoang. Kể từ tháng 12-2013, không quân Syria đã ném bom không thương tiếc xuống thành phố này, đến mức một vài tổ chức nhân đạo còn phải lên tiếng chỉ trích.
Phe đối lập cũng đáp trả bằng các đợt pháo rocket về phía quân đội chính phủ. Các bác sĩ cho biết, nhiều bệnh viện ở khu vực của phe lực lượng nổi dậy đã bị tàn phá nên tình hình cứu thương ở đây rất hạn chế. Thậm chí, một vài bác sĩ còn là nạn nhân của các đợt không kích.
Thảm họa nhân đạo
Tính đến ngày 17-7, 250.000 người ở khu vực kiểm soát bởi phe đối lập đang bị bao vây cô lập sau khi quân đội Syria cắt đường tiếp tế cuối cùng đến khu vực này. Người dân sống tại đây thiếu thốn từ thức ăn cho tới nhiên liệu sinh hoạt.
Quang cảnh đổ nát của thành phố Aleppo, nơi từng là trung tâm kinh tế lớn của Syria
Vào hôm 28-7, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết, Moscow sẽ thực hiện một chiến dịch nhân đạo quy mô lớn bằng cách mở cách hành lang an toàn cho người dân và binh lính nổi loạn rời thành phố.
Thành phố cổ bị phá huỷ
Aleppo là một trong những thành phố lâu đời nhất thế giới do đã có người sinh sống tại đây từ 4000 năm trước công nguyên. Điều này có được là do vị trí chiến lược nằm giữa Địa Trung Hải và vùng Mesoperamia, tức là nước Iraq ngày nay.
Đây là trung tâm sản xuất, nổi tiếng nhất với nghề dệt vải và là điểm giao cắt của nhiều tuyến đường thương mại. Rất nhiều nền văn minh đã thành công trên miền đất này.
Thành trì quân đội Aleppo, xây dựng vào thời trung cổ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1986 nhưng đã bị phá hủy vào tháng 7-2015. 2 năm trước đó, nhà thờ Hồi giáo Ummayed cũng bị thiêu rụi hoàn toàn.
Chiến trường quan trọng
Việc kiểm soát được Aleppo là điều cực kì quan trọng đối với cục diện của cuộc nội chiến. Đây cũng chính là lí do quân đội Syria đã xác định việc này là một trong những ưu tiên hàng đầu.
Mặc dù chưa thể kết thúc chiến tranh nhưng nếu quân chính phủ tái chiếm Aleppo, đây sẽ là bước ngoặt đối với cuộc xung đột Syria và là sự tổn thất nặng nề với các phiến quân đối lập.
Aleppo nằm cách biên giới Thổ Nhĩ Kì 50km và Ankara có tầm ảnh hưởng rất lớn tới miền bắc Syria. Hầu hết hàng tiếp tế của phiến quân đối lập đều chạy qua biên giới Thổ Nhĩ Kì. Nếu quân chính phủ bao vây toàn bộ thành phố, đây như một biện pháp bóp nghẹt quân đối lập nhằm buộc các lực lượng này phải đầu hàng. Tuy nhiên, đây cũng là thảm họa đối với hàng chục nghìn thường dân đang sống tại đây.