Nhật Bản thiết lập hoạt động quân sự mang tính bước ngoặt

ANTĐ - Nội các Nhật Bản đã sẵn sàng chấp nhận một sự thay đổi mang tính bước ngoặt trong chính sách an ninh, mở đường cho việc quân đội nhà nước có thể chiến đấu ở nước ngoài.

Theo điều 9 trong hiến pháp Nhật, nước này được phép sử dụng vũ lực để giải quyết xung đột ngoại trừ trong trường hợp tự vệ. Tuy nhiên, chính phủ Nhật đang xem xét việc sửa đổi pháp luật để thực hiện chính sách phòng thủ tập thể trợ giúp các đồng minh khi có xung đột.

Ông Abe cho biết Nhật Bản phải thay đổi để thích ứng với một môi trường an ninh mới

Các nhà lập pháp đã phê duyệt những thay đổi quân sự vào sáng nay (1/7) và nội các Nhật dự kiến sẽ công bố nó trong một vài ngày tới. Ông Abe đã thông qua điều này vào tháng năm, sau khi một nhóm các cố vấn của ông đưa ra báo cáo đề xuất thay đổi luật pháp về an ninh quốc phòng.

Nhật Bản đã xây dựng hiến pháp hòa bình của mình sau khi đầu hàng trong Thế chiến thứ hai. Kể từ đó, quân đội nước này đã không tham gia chiến đấu, ngoại trừ một lượng nhỏ binh lính tham gia vào các hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên Hợp Quốc.

Từ lâu, Nhật cho rằng, theo luật quốc tế, đất nước có quyền phòng thủ tập thể, nhưng chính phủ cũng tin rằng không thể thực hiện quyền đó vì giới hạn đã quy định trong hiến pháp. Ý kiến của ông Abe cho rằng nếu Nhật Bản sửa đổi lại hiến pháp để cho phép quân đội phòng thủ tập thể, điều kiện này sẽ đảm bảo sức mạnh quân sự của đất nước không bị lạm dụng.

Trước đó, Thủ tướng Shinzo Abe đã gặp phải khó khăn trong việc thực thi chính sách thay đổi khi có những ý kiến trái chiều của nhân dân trong nước, các quốc gia trên thế giới và chính liên minh cầm quyền nước này.

Mỹ - quốc gia có một mối liên minh an ninh dài một thập kỷ với Nhật cũng chào đón động thái này của ông Abe và cho rằng Nhật Bản cần phải thay đổi để thích ứng với một môi trường an ninh mới trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương . Tuy nhiên điều này lại khiến Trung quốc phản đổi và làm mối quan hệ giữa Nhật và Trung Quốc ngày càng căng thẳng.

Quyết định này cũng gây ra tranh cãi trong đất nước mà hòa bình sau chiến tranh được xác định là chỗ đứng vững chắc. Một người đàn ông đã tự thiêu ở Tokyo và hàng ngàn người đã tham gia một cuộc biểu tình tại Tokyo hôm 30/6 để phản đối sự thay đổi này.

Bên cạnh những ý kiến phản đối lại có một số người khác lại tin rằng hiến pháp là một “vết tích” sau chiến tranh đối với Nhật khiến nước này đã hạn chế tham gia các hoạt động bình thường của một quốc gia hiện đại.