Người Việt mua từ 10-20 đơn hàng trực tuyến trong năm 2022

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN -  Sức mua sắm trực tuyến của người Việt Nam tăng mạnh trong đại dịch Covid-19 bất chấp sự suy giảm chung của ngành bán buôn, bán lẻ.
Người Việt Nam thường mua sắm online qua điện thoại

Người Việt Nam thường mua sắm online qua điện thoại

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) vừa ra mắt Sách trắng về thương mại điện tử Việt Nam năm 2022.

Sách trắng cho biết, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ngành bán buôn, bán lẻ giảm 0,21% so với năm trước, làm giảm 0,02 điểm phần trăm trong tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành vận tải kho bãi giảm 5,02%, làm giảm 0,3 điểm phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm mạnh 20,81%, làm giảm 0,51 điểm phần trăm. Tổng kết cả năm 2021, tăng trưởng kinh tế Việt Nam chỉ ở mức 2,58%, thấp nhất trong vòng 30 năm qua.

Song trong bối cảnh đó, thương mại điện tử Việt Nam vẫn giữ tốc độ tăng trưởng ổn định ở mức 16%, doanh thu bán lẻ đạt 13,7 tỷ USD năm 2021; tỷ trọng doanh thu bán lẻ thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước đạt 7%, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2020.

Thị trường thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam năm 2022 đạt khoảng 16,4 tỷ USD, gấp gần 3 lần năm 2017.

Ước tính số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến năm nay là khoảng 60 triệu người, tăng khoảng hơn 5 triệu người so với năm ngoái và gấp gần 2 lần năm 2017.

Giá trị mua sắm trực tuyến của một người cũng tăng mạnh, từ mức 251 USD người/năm lên mức cao nhât khoảng 185 USD/người/năm. Doanh thu thương mại điện tử sẽ chiếm khoảng 7,2-7,8% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước.; 75% người dân sử dụng internet, trong đó, 74,8% người dùng tham gia mua sắm trực tuyến.

Về nhóm hàng hóa được chọn mua nhiều nhất qua hình thức thương mại điện tử, sách trắng cho biết 69% là quần áo, giày dép và mỹ phẩm. Tiếp đến là thiết bị đồ dùng gia đình; đồ công nghệ và điện tử; sách, văn phòng phẩm, hoa, quà tặng…

Người tiêu dùng Việt Nam hiện ít mua các dịch vụ spa và làm đẹp qua mạng mà thường mua trực tiếp.

Báo cáo cũng cho biết, số lượng hàng hóa/ dịch vụ mua sắm trực tuyến trung bình của một người trong năm phổ biến là từ 10-20 sản phẩm/dịch vụ với giá trị từ 2-5 triệu đồng. Kết quả này cho thấy, đại dịch Covid-19 dường như “liều thuốc kích thích” thúc đẩy thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ.